Tuy nhiên, để cung cấp dịch vụ internet băng rộng vệ tinh đến cho người dùng ở các quốc gia trên thế giới thì SpaceX phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý các nước.
“Chúng tôi đã triển khai thành công hơn 1.800 vệ tinh vào quỹ đạo và một khi tất cả các vệ tinh đó đạt đến quỹ đạo hoạt động thì chúng sẽ có khả năng phủ sóng trên phạm vi toàn cầu. Nhưng sau đó chúng tôi còn phải đàm phán với các quốc gia để có được sự chấp thuận trong việc cung cấp các dịch vụ viễn thông”, bà Gwynne Shotwell cho biết thêm.
Vệ tinh Starlink của Elon Musk nối đuôi nhau bay trên bầu trời đêm |
Công ty vũ trụ SpaceX của tỷ phú Elon Musk đã lên kế hoạch triển khai tổng cộng 12.000 vệ tinh vào quỹ đạo tầm thấp (LEO) với chi phí khoảng 10 tỷ USD, hiện đang cung cấp dịch vụ internet băng rộng vệ tinh trong phiên bản thử nghiệm Beta ở 11 quốc gia trên thế giới.
Trong phiên bản thử nghiệm Beta này, người dùng sẽ phải trả phí thuê bao hàng tháng là 99 USD cộng với chi phí trả trước 499 USD cho bộ công cụ Starlink bao gồm một thiết bị đầu cuối người dùng để kết nối với vệ tinh, một giá ba chân và một bộ định tuyến Wi-Fi.
Vào tháng 5 vừa qua, tỷ phú Elon Musk cho biết, mạng vệ tinh Starlink đã nhận được hơn 500.000 đơn đặt hàng trước cho dịch vụ internet của mình.
Vừa mới đây, Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) đã phê duyệt kế hoạch của SpaceX để triển khai một số vệ tinh Starlink ở quỹ đạo Trái Đất thấp hơn so với đề xuất trước đó nhằm cung cấp dịch vụ internet băng thông rộng tốc độ cao cho những người hiện không có quyền truy cập vào các dịch vụ internet băng rộng trên toàn cầu.
Chùm vệ tinh Starlink của SpaceX hiện là một trong số những chùm vệ tinh tầm thấp lớn nhất trên thế giới. Cạnh tranh trực tiếp với SpaceX trong lĩnh vực này hiện có các công ty như Amazon của Mỹ và OneWeb của Anh.
Phan Văn Hòa (theo Reuters)
Bitcoin giảm sốc còn 29.000 USD, tiền ảo chao đảo
Giá Bitcoin đã ở mức thấp nhất từ đầu năm đến nay. Điều này ảnh hưởng rất xấu đến thị trường tiền điện tử.