Amazon vào thứ 6 vừa rồi đã yêu cầu nhân viên của mình xóa ứng dụng video Tikok khỏi điện thoại cá nhân, đặt gã khổng lồ công nghệ này vào trung tâm của sự gia tăng nghi ngờ và hoang tưởng về ứng dụng này.
Gần năm tiếng sau khi thông báo được đưa ra, Amazon rút lại yêu cầu, nói rằng email được gửi cho nhân viên do lỗi kĩ thuật.
Bên trong email được gửi (thu thập bởi New York Times), Amazon nói bởi “những lí do an ninh,” mà nhân viên phải xóa ứng dụng khỏi những thiết bị có thể “truy cập email của Amazon.” Để được tiếp tục truy cập vào email của Amazon, nhân viên của hãng được yêu cầu phải xóa ứng dụng trong ngày thông báo được đưa ra.
Amazon rút lại yêu cầu bắt nhân viên xóa Tiktok khỏi điện thoại |
Trong một thông báo được gửi sau đó cùng ngày, phát ngôn viên Kristine Brown của hãng nói, “Hiện tại sẽ không có thay đổi gì trong chính sách của chúng tôi với ứng dụng Tiktok.”
Mặc dù vậy, email được đưa ra trước đó đã thêm vào một cơn bão vốn đã xoay quanh Tiktok trong thời gian gần đây. Do được sở hữu bởi một công ty Trung Quốc trong bối cảnh gia tăng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc xoay quanh thương mại và công nghệ mà Tiktok đã nằm dưới ống ngắm của Washington do quan ngại về an ninh.
Mike Pompeo, thư kí Nhà trắng, vào thứ 2 đã nói chính phủ tổng thống Trump đã cân nhắc chặn một số ứng dụng của Trung Quốc được coi là mối nguy hại tới an ninh quốc gia. Nhiều người dùng đã xây dựng hình ảnh hay kinh doanh trên Tiktok đang lo ngại một lệnh cấm diện rộng sẽ được thi hành. Một số nhân viên của Amazon công khai chia sẻ sự mất tinh thần khi không thể sử dụng ứng dụng này.
Vào năm ngoái, Ủy ban Đầu tư Quốc tế tại Mỹ, chuyên xem xét cái thương vụ quốc tế của các công ty Mỹ trên cơ sở an ninh quốc gia, đã mở một cuộc xem xét an ninh trên toàn quốc về việc ByteDance mua lại công ty Mỹ Musical.ly trước khi đổi thành lại thành Tiktok.
Từ tháng 12 năm ngoái, Bộ Quốc Phòng Mỹ đã yêu cầu quân nhân xóa ứng dụng khỏi những thiết bị liên quan đến chính phủ. Trong cùng tháng, Đảng Dân chủ cảnh báo các ứng viên, hội đồng và liên bang về Tiktok là “của Trung Quốc và có khả năng gửi dữ liệu về cho chính phủ của mình.” Cảnh báo của Đảng này đã được nhắc lại trong tuần vừa rồi.
Các tập đoàn khác đang xem xét kĩ lưỡng việc nhân viên của mình sử dụng ứng dụng này. Well Fargo nói đã yêu cầu nhân viên xóa ứng dụng này khỏi các điện thoại của công ty. “Do quan ngại về tính bảo mật và an toàn của Tiktok, đồng thời những thiết bị của công ty chỉ được sử dụng vào mục đích kinh doanh, chúng tôi đã yêu cầu nhân viên xóa ứng dụng khỏi thiết bị của họ,” trích lời phát ngôn viên của Well Fargo.
ByteDance cũng đã đưa ra một số động thái trước các cáo buộc về an ninh. Công ty này nói rằng sẽ tách Tiktok khỏi đa số các hoạt động khác của hãng, đồng thời thông tin cá nhân của người dùng sẽ được lưu lại tại Mỹ thay vì gửi về Trung Quốc.
Thứ 2 tuần vừa rồi Tiktok đã nói sẽ rút ứng dụng khỏi các của hàng ứng dụng tại Hồng Kông, nơi mà luật an ninh mới của Trung Quốc vừa được thi hành. Công ty này nói sẽ đóng ứng dụng tạm thời trong vài ngày với những người dùng ở đây.
Sau email đầu tiên của Amazon vào thứ 6, Tiktok nói trong một tuyê bố rằng sự an toàn của người dùng là “quan trọng nhất”; đồng thời thêm vào “Trong khi Amazon chưa hề trao đổi với chúng tối trước khi đưa ra thông báo, và chúng tôi cũng không hiểu được sự quan ngại của họ, chúng tôi vẫn luôn sẵn sàng trao đổi.”
Tiktok từ lâu vốn đã là mối lo ngại với tình báo Mỹ, cho rằng ứng dụng này đang thu thập thông tin người dùng. Vào tháng trước, một nghiên cứu đã phát hiện ra Tiktok có khả năng thu thập bất cứ thông tin nào mà người dùng sao chép vào clipboard của thiết bị- bao gồm cả mật khẩu, ảnh hay các thông tin nhạy cảm khác như tin nhắn hay email.
“Điều này rất đáng lo ngại và rất hiếm xảy ra,” người dẫn đầu nghiên cứu về nhược điểm về an ninh của sản phẩm tại Check Point- ông Oded Vanunu nói. “Đã có rất nhiều lo ngại và suy đoán về ứng dụng này, nhưng những phát hiện gần đây dã đặt ra những câu hỏi lớn hơn.”
Tiktok cũng vấp phải các vấn đề với nhiều chính phủ khác. Ấn Độ vào tháng trước đã cấm 60 ứng dụng sở hữu bởi Trung Quốc, trong đó có Tiktok dựa trên lo ngại về an ninh.
Ứng dụng video này đã nổi lên nhanh chóng trong vài năm trở lại đây, đặc biệt là với giới trẻ trên toàn thế giới, với gần 2 tỉ lượt tải xuống; trong đó khoảng 170 triệu lượt tải xuống ở Mỹ và 610 triệu lượt tải ở Ấn Độ.
Ứng dụng Tiktok được xem là một mối nguy hại bởi nhiều công ty internet tại Mỹ, nhắm vào những người dùng trẻ. Mark Zuckerberg, chủ tịch của Facebook đã nói lên quan ngại của mình về sự phổ biến của Tiktok, và công ty của ông cũng đang xây dựng nền tảng tương tự để cạnh tranh mang tên Reels.
A.M. (Theo New York Times)
Anh ra 'tối hậu thư' cho Huawei, Mỹ cân nhắc cấm TikTok
Tesla vượt Toyota thành hãng xe giá trị nhất thế giới; Anh ra 'tối hậu thư' cho Huawei; Mỹ cân nhắc cấm ứng dụng TikTok,... là những thông tin nổi bật trong bản tin Công nghệ thứ 7 tuần này.