Với sự bùng nổ nhanh và mạnh của nền kinh tế số, trong năm 2017, đã có 21 startup công nghệ Việt nhận được đầu tư từ nước ngoài với tổng số vốn lên tới 83 triệu USD.
Sự bùng nổ của nền kinh tế số ở Việt Nam
Trong 10 năm qua, kinh tế số Việt Nam đã phát triển không ngừng về cả nền tảng hạ tầng lẫn thị trường kinh doanh. Năm 2007, số người sử dụng Internet ở Việt Nam là 17,7 triệu người. Đến năm 2017, số người sử dụng Internet ở Việt Nam đã tăng lên mức 64 triệu, xấp xỉ 67% dân số. Dựa trên số liệu của tập đoàn Miniwatts Marketing, Việt Nam hiện xếp thứ 13 trong top 20 quốc gia có số dân sử dụng mạng Internet đông nhất thế giới.
Theo ông Nguyễn Quang Đồng, chuyên gia Viện nghiên cứu chính sách phát triển và truyền thông (IPS), Việt Nam đang phải giải quyết nhiều vấn đề phát sinh với sự phát triển của nền kinh tế số. Trong đó, có vấn đề về mặt pháp lý, an toàn tấn công mạng về việc đảm bảo quyền riêng tư của người dùng.
Ông Nguyễn Quang Đồng, chuyên gia Viện nghiên cứu chính sách phát triển và truyền thông (IPS) chia sẻ về thực trạng nền kinh tế số tại Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt |
Trong hệ sinh thái số, có ba thị trường nổi bật là viễn thông, CNTT và thương mại điện tử. Các doanh nghiệp viễn thông, Internet ở Việt Nam đã phát triển liên tục và đạt mức doanh thu 6,1 tỷ USD. Hai ngành nghề này góp phần tạo ra hơn 851.000 việc làm cho xã hội.
Thương mại điện tử, một trong những cấu phần trọng yếu nhất của kinh tế số ở Việt Nam đã tăng trưởng vượt bậc về doanh thu và quy mô thị trường. Quy mô ngành thương mại điện tử ở Việt Nam hiện ở mức 5,2 tỷ USD.
Năm 2017, 21 doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử nhận đầu tư nước ngoài với tổng số vốn lên đến 83 triệu USD, cao nhất trong tất cả các ngành nghề nhận được huy động vốn đầu tư.
Xu hướng sát nhập và mua lại (M&A) giữa các doanh nghiệp thương mại điện tử tại Việt Nam cũng đã tăng trưởng đều cả ở giá trị và số lượng thuơng vụ. Cùng với điều này, các rủi ro an ninh mạng cũng tăng nhanh không kém.
Theo thống kê của hãng bảo mật Kaspersky, năm 2017 có 35,01% nguời dùng Internet Việt Nam có khả năng bị tấn công mạng, xếp thứ 6 thế giới. Trung tâm ứng cứu sự cố máy tính Việt Nam (VNCERT) cho biết, có tổng cộng 10.000 vụ tấn tấn công mạng nhằm vào Internet Việt Nam năm 2017, gây thất thoát 12,3 nghìn tỷ đồng.
Khuôn khổ pháp lý an ninh mạng dần được định hình
Do tính phức tạp, đa phương diện và liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau, vượt ra ngoài biên giới cứng của các quốc gia, An ninh mạng trở thành vấn đề phức hợp và không có một giải pháp duy nhất. Việt Nam chưa có một chiến lược quốc gia tổng thể và toàn diện về an ninh mạng. Tuy vậy, các giải pháp chính sách khác nhau, ở từng mức độ nhất định đã được định hình.
Để nói về một hệ thống chính sách an ninh mạng, cần quan tâm đến 5 phương diện chính gồm hệ thống pháp lý, các thiết chế bảo vệ và ứng phó với tấn công mạng, bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu liệu cá nhân, các thiết chế giải quyết tranh chấp trên Internet và cuối cùng là việc hợp tác quốc tế để giải quyết vấn đề an ninh mạng xuyên quốc gia.
Nhều vấn đề về xây dựng khuôn khổ pháp lý kinh tế số đã được đề cập đến tại buổi tọa đàm Kinh tế số và Chính sách An ninh mạng do Hội truyền thông số Việt Nam tổ chức. Ảnh: Trọng Đạt |
Trước tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế số và bối cảnh mở rộng nhanh chóng của không gian mạng, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. So với thế giới, rủi ro xâm phạm quyền riêng tư, rò rỉ và bị khai thác dữ liệu cá nhân ở Việt Nam càng nghiêm trọng.
Điều này là bởi nhận thức về quyền riêng tư của người dân, doanh nghiệp và chính quyền còn hạn chế, kỹ năng sử dụng Internet an toàn vẫn còn ở mức thấp, chưa theo kịp với tốc độ phát triển của công nghệ. Hệ thống pháp luật, các thiết chế thực thi, giải quyết tranh chấp và hiệu lực của cơ quan thực thi đều còn yếu và hoạt động thiếu hiệu quả.
Việt Nam cũng chỉ mới quan tâm đến 2 công cụ chính là pháp lý (law and regulation) và bảo vệ hạ tầng thông tin nhằm ứng phó với tấn công mạng (operational activity). Tuy nhiên, năng lực điều phối và hợp tác giữa các cơ quan lại đang là vấn đề nghi vấn. Bên cạnh đó, sự tham gia của Việt Nam vào các nỗ lực quốc tế, các sáng kiến và cơ chế hợp tác toàn cầu còn hạn chế.
Về mặt tích cực, Việt Nam đã có những định hướng quốc gia về an toàn thông tin, an ninh mạng, mặc dù các quy định chung vẫn còn đang bị phân mảnh, nằm tách biệt ở nhiều văn bản.
Luật CNTT 2006 và Luật Viễn thông 2009 là những văn bản luật đầu tiên quy định nguyên tắc đảm bảo an toàn, bí mật thông tin mạng. Năm 2015, sự xuất hiện của Luật An toàn thông tin mạng tạo ra chuẩn mực đầu tiên về mặt pháp lý cho việc đảm bảo ATTT.
Xu hướng này tiếp nối ở Luật tiếp cận thông tin năm 2016 và Mục 2 Chương XXI Bộ luật hình sự năm 2015 về tội phạm trong lĩnh vực CNTT, Viễn thông. Dự thảo Luật An ninh mạng vừa được trình lên Quốc hội khoá XIV là nỗ lực pháp lý tiếp theo nhằm đảm bảo an toàn, an ninh mạng trong bối cảnh hiện nay.
Ngoài khía cạnh pháp lý, cũng cần phải nói đến sự xuất hiện của các thiết chế tác chiến điện tử và ứng cứu sự cố an ninh mạng. Trong đó, bao gồm sự góp mặt của Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng (Bộ Quốc phòng), Cục cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) và Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT).
Bên cạnh đó, khối doanh nghiệp tư nhân với nòng cốt là Bkav, CMC và VSEC cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn an ninh thông tin trong sự phát triển nóng của nền kinh tế số.
Trọng Đạt
Cách mạng CN 4.0 giúp Việt Nam sớm tạo ra những doanh nghiệp tỷ USD
Trước đây, phải mất khoảng 20 năm để hình thành nên một doanh nghiệp tỷ USD, hiện tại chỉ mất 1-1,5 năm để đạt tới con số này, quan trọng là các doanh nghiệp phải làm chủ được về vấn đề công nghệ.
Cách mạng Công nghiệp 4.0 và IoT là cơ hội giúp VN phát triển đột phá
Chính vì những lý do này, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn yêu cầu luật CNTT cần được hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý tốt hơn cho doanh nghiệp CNTT.
Việt Nam cần một kịch bản để phát triển Cách mạng Công nghiệp 4.0
Nền móng của kịch bản này sẽ cần đến sự chung tay của ba bộ chính yếu là Bộ Thông tin & Truyền thông, Bộ Giáo dục và Bộ Khoa học & Công nghệ.
Cách mạng Công nghiệp 4.0 là thời cơ thực hiện khát vọng phồn vinh dân tộc
Vietnam ICT Summit 2017 không đơn thuần chỉ là diễn đàn về CNTT - Truyền thông, mà còn là nơi thể hiện ý chí của người dân và Chính phủ trong việc triển khai cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0.
Khai mạc Vietnam ICT Summit 2017, hướng đến Cách mạng Công nghiệp 4.0
Vietnam ICT Summit là diễn đàn cấp cao về CNTT - Truyền thông, nơi quy tụ những thành tựu và ý tưởng thúc đẩy sự phát triển của cả lĩnh vực ICT tại Việt Nam năm 2017.