Tối 28/3 và rạng sáng 29/3, hiện tượng Siêu trăng được gọi là Trăng giun diễn ra trên khắp thế giới. Đây là dịp Siêu Trăng đầu tiên trong năm, khi Mặt Trăng tiến đến điểm gần Trái Đất nhất trên quỹ đạo. Trong hình là ảnh siêu trăng được chụp tại thành phố Bella Vista, bang Arkansas, Mỹ. Ảnh: Dylan Shaddox. |
Trăng tròn của tháng 3 luôn được gọi là trăng giun. Cái tên này xuất phát từ các thổ dân Mỹ bản địa. Tháng 3 là lúc nền đất bắt đầu mềm dần để giun phát triển. Ngoài ra, đây cũng là tên loài giun đất thường xuất hiện vào thời điểm băng tan. Trong ảnh là trăng đang lên qua một dãy núi ở Tunceli, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Getty. |
Siêu trăng giun đạt cực đỉnh lúc 1h48 ngày 29/3 (giờ Việt Nam). Trăng giun còn có một số tên gọi khác như trăng đường (sugar moon), trăng mùa chay (lenten moon), trăng dâu (strawberry moon)... Trong ảnh là siêu trăng xuất hiện ở Paris, Pháp. Ảnh: Getty. |
Siêu trăng thường tạo nên những cảnh rất ấn tượng, nhất là trong những bức ảnh so sánh với kiến trúc của con người hoặc các ngọn núi. Khi được chụp lại với những ống kính tiêu cự dài, hiệu ứng quang học khiến cảnh vật bị kéo lại gần nhau càng tạo nên sự tương phản. Ngoài ra, đây cũng là một hiện tượng an toàn mà mọi người có thể quan sát bằng mắt thường chứ không cần dụng cụ. Ảnh: Getty. |
Hiện tượng siêu trăng được chụp lại ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Trong năm 2021, người yêu thiên văn được chứng kiến 4 siêu trăng. Trăng giun ngày 28/3 không phải siêu trăng lớn nhất trong số 4 siêu trăng của năm nay. Siêu trăng hồng diễn ra vào ngày 26/4 mới là lớn nhất. Ảnh: AP. |
Cảnh siêu trăng được ghi lại phía sau nhà thờ St. Andrew's ở hạt Cambridgeshire, Anh vào rạng sáng 28/3. Ảnh: Andrew Sharpe. |
Không phải ai cũng có cơ hội nhìn thấy siêu trăng một cách rõ ràng. Trong bức ảnh chụp tại Bangkok, Thái Lan, siêu trăng có thể nhìn thấy rất rõ phía trên các tòa nhà cao tầng tại thành phố này. Ảnh: Getty. |
Tuy nhiên, người dân tại thành phố Weymouth nước Anh lại chỉ có thể nhìn thấy siêu trăng mờ mờ, bởi mây đã che hết tầm nhìn. Ảnh: Alamy. |
Theo Zing/
'Mặt trăng thứ 2' của Trái Đất sắp biến mất
Ngày 2/2, "Mặt trăng" 2020 SO sẽ có chuyến bay cuối cùng quanh quỹ đạo Trái Đất.