Đoạn video được cho là chỉnh sửa dường như cho thấy bà Pelosi phát biểu trong tình trạng sức khỏe không ổn định.

Phát biểu tại một hội nghị ở Aspen, Colorado (Mỹ), ông Zuckerberg nói: "Phản ứng chậm là một lỗi thực thi của chúng tôi."

Đoạn video bị chỉnh sửa về bà Pelosi là một loại video thay đổi thực tế, được gọi là deepfake. Trong đoạn video, hình ảnh bị làm chậm lại một cách tinh vi nhờ phần mềm để làm cho lời nói của bà Pelosi dường như kéo dài như say rượu và chỉnh sửa để làm cho bà Chủ tịch Hạ viện Mỹ liên tục nói vấp.

{keywords}
Mark Zuckerberg

Sau khi đoạn video này phát tán trên mạng vào tháng trước, nó đã được chia sẻ rộng rãi trên Facebook, Twitter và YouTube.

YouTube đã gỡ video xuống, trích dẫn các vi phạm chính sách, nhưng Facebook đã không xóa clip, chỉ giới hạn phân phối và nói với người dùng đang cố gắng chia sẻ rằng đoạn video có thể gây hiểu lầm.

"Phải mất một thời gian để hệ thống của chúng tôi gắn cờ video và người kiểm tra thực tế của chúng tôi đánh giá nó là sai ... và trong thời gian đó, nó đã được phát tán nhiều hơn," theo ông Zuckerberg.

Bà Pelosi đã chỉ trích Facebook từ chối xóa video.

Thông tin sai lệch thông qua các video bị thay đổi đang trở thành mối lo ngại ngày càng lớn trong bối cảnh Mỹ đang bước vào giai đoạn đầu của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020. Công nghệ trí thông minh nhân tạo (AI) hiện đang tiếp sức cho các video chỉnh sửa tinh vi hơn, trông thật hơn.

Sau video về bà Pelosi, chính ông Zuckerberg cũng đã xuất hiện trong một video giả mạo trên Instagram, trong đó ông xuất hiện để nói rằng bất cứ ai kiểm soát dữ liệu thì sẽ kiểm soát được tương lai. Facebook - chủ sở hữu Instagram - đã không gỡ đoạn video này.

Theo Vietnam+

Facebook đồng ý chia sẻ dữ liệu nghi phạm phát ngôn thù hận cho Pháp

Facebook đồng ý chia sẻ dữ liệu nghi phạm phát ngôn thù hận cho Pháp

Facebook đã đồng ý bàn giao dữ liệu nhận dạng của người dùng Pháp bị nghi ngờ có phát ngôn thù hận cho các thẩm phán ở nước này.