Hàng loạt vấn đề xuất hiện trên nhiều thiết bị, tất cả chỉ là vệt mờ trong lịch sử lâu dài của Apple hay dấu hiệu cho thấy công ty nghìn tỷ USD này đang đi chệch hướng?

Apple vừa trở thành công ty nghìn tỷ USD đầu tiên của Mỹ, bán hàng chục triệu iPhone, iPad, máy tính và nhiều thiết bị khác với giá "trên trời" mỗi năm. Tuy nhiên, nhiều sự cố diễn ra gần đây khiến người ta không khỏi đặt câu hỏi: chuyện gì đang diễn ra với Apple?

Bàn phím MacBook là nỗi ám ảnh

Thiết kế bàn phím MacBook mới được Apple ra mắt hồi 2015 với cơ chế lẫy hình bướm thế hệ hai chịu nhiều chỉ trích của người dùng. Kém nhạy, cảm giác gõ không nhất quán, dễ hư, mẫu bàn phím này còn khiến hãng phải đối mặt với một vụ kiện tập thể.

{keywords}
Bàn phím với cơ chế lẫy hình bướm bị cho là dễ hư, không tốt bằng thiết kế trước đó. Ảnh: Youtube.

Hồi tháng 6, Apple rốt cuộc phải thừa nhận lỗi và hứa hỗ trợ chi phí sửa chữa bàn phím trong 4 năm cho người dùng.

MacBook Pro quá nóng, chạy dưới hiệu suất

Cũng trong khoảng thời gian đối mặt với những rắc rối do mẫu bàn phím mới gây ra, Táo khuyết nhận được nhiều phản hồi về mẫu laptop ra mắt hồi tháng 7 của hãng quá nóng, dẫn đến việc thiết bị này tự động giảm hiệu năng của con chip . Core i9.

Một lần nữa, Apple phải lên tiếng xin lỗi người dùng, đồng thời thừa nhận những thiếu sót trong khâu kiểm tra sản phẩm trước khi tung ra thị trường. Hãng cũng hứa bản cập nhật phần mềm mới sẽ vá được lỗi này, nhưng kết quả vẫn chưa thực sự thuyết phục.

Trì hoãn ngày ra mắt sản phẩm

Apple có truyền thống kín tiếng khi sản phẩm còn trong giai đoạn chuẩn bị. Nhưng giờ đây, dường như hãng cũng bắt đầu học theo các nhà sản xuất khác khi liên tục tung ra tin đồn trước ngày giới thiệu.

Ngoài ra, nhiều sản phẩm còn bị trễ ngày tung ra thị trường so với thời gian ấn định trước đó. Có thể kể đến vài cái tên như AirPods, Group Facetime, HomePod, hay AirPower.

Làm chậm iPhone

Scandal lớn nhất trong năm ngoái của Apple là việc bị phát hiện cố tình làm chậm iPhone cũ. Dù hãng nói rằng đây là cách để bảo vệ pin, hầu hết người dùng đều có chung nhận định: Apple cố tình bắt họ phải nâng cấp thiết bị.

Các vụ kiện tụng nhanh chóng nổ ra và Apple buộc phải xin lỗi. Hãng xoa dịu người dùng bằng các gói hỗ trợ thay pin iPhone, và tung ra phần mềm cho phép người dùng hạn chế "tính năng" trên của hãng.

Nhưng ngay sau đó, công ty lại dính đến các cáo buộc iPhone phát nổ sau khi thay pin, thậm chí một số iPhone mới cũng gặp tình trạng tương tự. Apple hiện vẫn chưa đưa ra bình luận.

Apple Watch phát nổ

Một số người dùng than phiền trên trang web của hãng rằng Apple Watch của họ đột nhiên phát nổ hoặc nóng đến mức vỡ thành từng mảnh. Đáp lại, hầu hết phản hồi từ nhân viên hỗ trợ lại cho rằng người dùng đã vô ý đánh rơi hoặc làm va đập thiết bị mà không biết.

{keywords}
Nhiều người dùng than phiền màn hình Apple Watch dễ hư hỏng. Ảnh: Twitter.

Nhưng sau một kiện tập thể, Apple cũng phải thừa nhận màn hình Apple Watch đời đầu và Series 2 có vấn đề. Ngoài ra, hãng cũng chấp nhận thêm thời gian bảo hành 3 năm cho cả hai phiên bản.

iPad và iPhone bốc khói

Đầu tháng 8, các nhân viên trong một cửa hàng Apple ở Amsterdam phải nhập viện sau khi hít phải khói phát ra từ một chiếc iPad. Sự cố tương tự cũng xảy ra hồi tháng Giêng ở một Apple store tại Thụy Sĩ, các nhân viên được sơ tán sau khi đám khói phả ra từ một chiếc iPhone.

Theo 9to5mac, nhiều báo cáo cho hay các cửa hàng Apple ở Hong Kong, Tây Ban Nha cũng chịu tình cảnh tương tự. Đáng quan ngại, những sự cố này bắt đầu xuất hiện từ sau khi công ty tổ chức chương trình trợ giá thay pin.

Apple đang gặp vấn đề lớn?

Tổng hợp những vụ việc nói trên không phải để chỉ trích, hay "dìm hàng" Táo khuyết, cũng không phải mới đây mà Apple mới mắc sai sót. iPhone 4 từng bị lỗi rớt sóng, iPhone 5 lỗi pin, thậm chí 1,8 triệu MacBook bị thu hồi cũng do những vấn đề về pin.

Với một công ty lớn như Apple, việc xuất hiện sai sót trên sản phẩm là không thể tránh khỏi. Song với tần suất ngày càng nhiều và đa dạng thiết bị gặp lỗi, rõ ràng công ty đang gặp phải vấn đề nào đó.

{keywords}
Apple dưới thời Tim Cook không còn là hãng công nghệ của sáng tạo. Ảnh: Quartz.

Kể từ khi đảm nhận vị trí CEO vào năm 2011, Tim Cook chỉ giới thiệu được thêm hai dòng thiết bị mới: Apple Watch và HomePod (hoặc ba nếu tính cả AirPods). Thay vào đó, ông chọn cách thêm các biến thể về màu sắc, kích thước, tính năng... dựa trên sản phẩm cũ. Từ đó đến nay, Apple của Tim Cook không đi đầu về sáng tạo. Mọi công nghệ mới, những sự thử nghiệm mới đều có trên những chiếc di động đến từ Trung Quốc.

Có thể những sai lầm kể trên chỉ là đốm đen nhỏ trong lịch sử lâu dài của Apple, nhưng cũng có thể nó vô tình mở ra một cái nhìn sâu sắc hơn về con đường mà hãng đang đi: phải chăng Táo khuyết đã bị chệch hướng?

Theo Zing/Quartz

Sau iPhone, đây sẽ là sản phẩm đình đám tiếp theo của Apple

Sau iPhone, đây sẽ là sản phẩm đình đám tiếp theo của Apple

Giám đốc điều hành Apple Tim Cook không giấu diếm tham vọng về một sản phẩm lớn tiếp theo của Apple, mà Táo khuyết đã theo đuổi nhiều năm qua.

Sau Apple, Amazon thành công ty nghìn tỷ USD thứ hai thế giới

Sau Apple, Amazon thành công ty nghìn tỷ USD thứ hai thế giới

Amazon vừa gia nhập câu lạc bộ công ty nghìn tỷ USD sau Apple chưa tới một tháng khi giá trị cổ phiếu đạt kịch trần 2.050,27 USD/cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 4/9.

iPhone 8 bị lỗi tự khởi động, Apple triệu hồi toàn cầu

iPhone 8 bị lỗi tự khởi động, Apple triệu hồi toàn cầu

Apple nói một số mẫu iPhone 8 bị lỗi và tự khởi động lại khiến hãng phải phát động chiến dịch triệu hồi trên quy mô toàn cầu.