Tự ý thu thập dữ liệu người dùng, chơi xấu đối thủ,... đó là những góc nhìn khác về mặt tối của Facebook. Dù rằng, công ty này luôn cố tạo dựng hình ảnh một doanh nghiệp giúp đưa thế giới lại gần nhau hơn trong mắt công chúng.
Lê Diệp Kiều Trang, kiều nữ nổi tiếng bậc nhất Việt Nam rời Facebook
Facebook bị tịch thu tài liệu nhạy cảm, Microsoft soán ngôi Apple
Đăng ảnh chụp hoa hướng dương trên Facebook có giúp bệnh nhi được nhận 30.000đ?
Các nhà lập pháp Anh vừa chia sẻ 250 trang tài liệu ghi lại thông tin về các cuộc thảo luận của những người đứng đầu mạng xã hội Facebook trên hệ thống email nội bộ. Điều đáng nói là các cuộc thảo luận này có nội dung liên quan tới việc phá hoại đối thủ cạnh tranh, che dấu việc thu thập dữ liệu người dùng và tất cả những hành động khác nhằm giúp Facebook phát triển.
Các email này được viết ra trong khoảng thời gian từ năm 2012-2015. Ban đầu chúng được sử dụng làm bằng chứng trong một vụ kiện của nhà phát triển ứng dụng Six4Three nhằm chống lại Facebook. Chúng là một phần trong các tài liệu bị thu giữ bởi một ủy ban của Nghị viện Anh trong vụ điều tra lớn hơn về cách làm việc của Facebook.
Dù Facebook cố xây dựng một hình ảnh rất đẹp trong mắt công chúng, tuy nhiên những tài liệu vừa được công bố mới đây đã đem tới một góc nhìn khác về mạng xã hội này. |
Theo The New York Times, những đoạn email này giúp hé lộ phần nào sự thực phía trong Facebook, nơi mà trước đó luôn cố tạo dựng hình ảnh một doanh nghiệp giúp đưa thế giới lại gần nhau trong mắt công chúng.
Những tài liệu này cho thấy, trong giai đoạn phát triển của mình, Facebook đã không ngừng thu thập dữ liệu người dùng, đồng thời nhượng bộ để các nhà phát triển khai thác dữ liệu và xem đó như một giải pháp cạnh tranh với các mạng xã hội khác.
“Nó cho thấy mức độ nghiêm trọng của hành vi khi Facebook chủ đích tăng trưởng bằng mọi giá”, ông Ashkan Soltani - nhà nghiên cứu về bảo mật đồng thời là cựu kỹ sư trưởng của Ủy ban thương mại Mỹ cho biết.
Trong một bài đăng trên blog của mình, Facebook cho biết các tài liệu nói trên chỉ cho thấy một mặt của vấn đề khi mà các nhà phân tích không đặt nó vào trong đúng bối cảnh của câu chuyện.
Dưới đây là 4 tiết lộ động trời về cách mà Facebook đã làm nhằm duy trì được đà tăng trưởng:
1, Tự ý thu thập dữ liệu người dùng Android không thông báo
Vào tháng 2/2015, Facebook rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan về vấn đề quyền riêng tư. Theo đó, nhóm phát triển muốn Facebook phát hành một bản cập nhật trên Android. Đây là bản cập nhật cho phép ứng dụng Facebook trên Android thu thập toàn bộ tin nhắn SMS và lịch sử cuộc gọi của người dùng.
Những dữ liệu này sẽ được tải lên máy chủ của Facebook. Chúng giúp mạng xã hội này có thể đưa ra các đề xuất tốt hơn, chẳng hạn như đưa ra gợi ý kết bạn với những người mà chủ tài khoản vừa gọi điện hay gửi tin nhắn.
Dù chạy trốn kiểu gì, người dùng cũng không thoát nổi Facebook bởi mạng xã hội này đã nắm hết trong dữ liệu cá nhân của họ. |
Vấn đề đặt ra là, theo chính sách của hệ điều hành Android, để thực hiện công việc trên, Facebook cần hỏi ý kiến người dùng trước khi tiến hành thu thập dữ liệu. Tuy nhiên, các giám đốc của Facebook phớt lờ quy định trên khi cho rằng nó sẽ tạo nên một làn sóng phản đối mạnh mẽ từ phía người dùng và trở thành các chủ đề công kích cho báo chí.
Trước vấn đề này, ông Yul Kwon, người đứng đầu chương trình bảo mật của Facebook đã viết trong một email gửi cho những người đồng nhiệm rằng, nếu bản cập nhật chỉ yêu cầu đọc nhật ký cuộc gọi mà không đòi hỏi thêm các quyền khác, người dùng sẽ không cần phải được thông báo về các tác vụ này.
Giải thích về điều này, Facebook cho biết họ chỉ tiến hành thu thập thông tin nhật ký cuộc gọi và tin nhắn từ những người dùng Android đồng ý tham gia vào hoạt động này. Facebook cũng cho rằng ở thời điểm hiện nay (tức năm 2018), các thông tin này đã quá cũ và trở nên vô giá trị.
2, Mark Zuckerberg tự ý cắt bỏ quyền truy cập dữ liệu của đối thủ cạnh tranh
Vào tháng 1/2013, Mark Zuckerberg nhận được một email thông báo về việc Twitter - đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Facebook vừa giới thiệu về dịch vụ chia sẻ video với tên Vine.
Khi người dùng đăng ký tài khoản trên Vine, họ được cung cấp tùy chọn theo dõi bạn bè có trên Facebook của họ. Đây là một tính năng được Facebook để mở cho các nhà phá triển trên hệ thống API.
Facebook bị tố cố tình gây khó dễ cho Vine và ăn cắp tính năng chia sẻ video của mạng xã hội này để cập nhật cho Instagram. |
Tính năng này sau đó được sử dụng rộng rãi và trở thành công cụ giúp các mạng xã hội ra đời sau có thể nhanh chóng gia tăng số người sử dụng. Tuy nhiên, với trường hợp của Vine, Facebook đã chơi xấu khi ngăn cản ứng dụng của đối thủ cạnh tranh tiếp cận với tính năng này. Ông chủ Mark Zuckerberg chính là người đã tán đồng và hiện thực hóa đề xuất đó.
Ngay sau đó, Instagram đã cho ra đời phiên bản mới với sự bổ sung tính năng chia sẻ video tương tự như ở Vine. Còn với ứng dụng của Twitter, Vine đã nhận một kết cục bi thảm khi chính thức đóng cửa vào năm 2016, sau một quãng thời gian dài tăng trưởng trì trệ.
Quyết định trên của Facebook kéo dài kể từ đó cho tới tận ngày nay. Facebook chỉ mới thay đổi chính sách của mình vào thứ 3 tuần này, chấm dứt việc gây khó dễ đối với các đối thủ có cùng mảnh kinh doanh với các sản phẩm của Facebook.
3, Thu thập dữ liệu từ chính các ứng dụng đối thủ
Vào năm 2013, Facebook đã mua lại Onavo, công ty phân tích có trụ sở đặt tại Israel. Một trong những sản phẩm của Onavo là ứng dụng có tên Onavo Protect. Ứng dụng này giúp thu thập thông tin về về hoạt động của người dùng Internet, bao gồm danh sách các ứng dụng mà họ hay sử dụng.
Onavo Protect được Facebook xem như một giải pháp hữu ích nhằm chống lại các đối thủ cạnh tranh của mình. Nhờ Onavo Protect, Facebook đã có trong tay hiệu suất sử dụng ứng dụng của các đối thủ, ngay cả khi nó không thuộc quyền sở hữu của mạng xã hội này.
Rất nhiều thông tin được tiết lộ đã khiến người dùng có cái nhìn khác về Facebook. |
Một ví dụ tiêu biểu của chính sách này là vào tháng 4/2014, các lãnh đạo của Facebook nhận được thông tin về WhatApps. Dữ liệu độc quyền của Onavo Proctect cho biết người dùng WhatsApp ở thời điểm đó gửi tới 8,2 tỷ tin nhắn mỗi ngày. Trong khi đó đối với ứng dụng di động của Facebook, con số này chỉ là 3,5 tỷ tin nhắn.
Kết quả là 10 tháng sau đó, Facebook cho biết họ đã mua lại WhatsApp với số tiền tiền tổng cộng lên tới 14 tỷ USD.
Hồi tháng 8 năm nay, trước những phản ứng của Apple về việc vi phạm các quy tắc riêng tư về dữ liệu, Facebook đã rút Onavo Protect khỏi kho ứng dụng AppStore của Apple.
4, Các mạng xã hội khác chỉ nên tồn tại nếu nó mang lại lợi ích cho Facebook
Hồi tháng 11/2012, ông chủ Mark Zuckerberg của Facebook từng bộc lộ tham vọng muốn mạng xã hội này trở thành trung tâm trong xã hội trực tuyến của loài người. Đây là câu trả lời cho cuộc tranh luận rằng các nhà phát triển ứng dụng khác liệu có phải trả tiền để được kết nối với nền tảng của Facebook hay không.
Đáp lại điều này, Mark Zuckerberg cho biết ông đang theo đuổi điều mà Mark cho rằng đó là sự “có đi có lại”. Facebook sẽ cho phép các nhà phát triển ứng dụng thuộc bên thứ 3 khả năng kết nối với Facebook miễn phí. Đổi lại, mạng xã hội này sẽ lấy về các thông tin dữ liệu người dùng từ chính các ứng dụng đó, đồng thời, ứng dụng của bên thứ 3 phải tạo điều kiện để người dùng dễ dàng đăng tải các hoạt động có liên quan tới ứng dụng của họ lên Facebook.
Việc chèn ép đối thủ và tự ý thu thập dữ liệu người dùng là một trong những nguyên nhân khiến Facebook có tốc độ tăng trưởng thần tốc và trở thành mạng xã hội số 1 thế giới. |
Bằng cách này, Facebook sẽ lôi kéo được sức mạnh của nhiều nhà phát triển để xây dựng nền tảng của mình. Với các ứng dụng thu được từ bên thứ 3, Facebook sẽ có thêm sức mạnh để tăng giá trị cho chính họ.
Theo Mark Zuckerberg, “Các ứng dụng mạng xã hội khác có thể mang lại điều tốt đẹp cho thế giới, tuy nhiên nó sẽ không tốt cho chúng ta trừ khi chúng cũng chia sẻ lại với Facebook”.
Quy tắc “có đi có lại” này sau đó được cụ thể hóa đối với các ứng dụng của bên thứ 3. Tuy vậy, Facebook chỉ yêu cầu các ứng dụng này tạo điều kiện để người dùng dễ dàng đăng tải nội dung từ đây lên tường Facebook thay vì đòi hỏi phải được phép truy cập vào cơ sở dữ liệu.
Trong một bài chia sẻ hôm thứ 4, Mark Zuckerberg cho biết công ty đã thắt chặt chính sách đối với các nhà phát triển trong năm 2014 nhằm bảo vệ người dùng khỏi những ứng dụng có thể lạm dụng dữ liệu của họ.
Lời giải thích của Mark Zuckerberg có phần không hợp lý bởi theo nội dung những tài liệu thu thập được cho thấy, Facebook chỉ quan tâm đến việc tăng trưởng bằng mọi giá thay vì nghĩ cho người sử dụng như ông chủ của mạng xã hội này đã trình bày.
Tuấn Nghĩa (Theo The New York Times)
Hé lộ thông tin về người thay thế giám đốc Facebook Việt Nam
Facebook vừa chính thức lên tiếng xác nhận "nữ tướng" Lê Diệp Kiều Trang sẽ không còn là giám đốc Facebook Việt Nam kể từ ngày đầu tiên của năm 2019.
Facebook mất kiểm soát tại Châu Âu, người dùng bị đăng xuất hàng loạt
Cơn khủng hoảng của Facebook chưa có dấu hiệu ngừng lại mà đang ngày càng lan rộng với những sự cố nghiêm trọng xảy ra đồng loạt tại nhiều nơi trên thế giới.
EU mở rộng cuộc chiến chống "tin tức giả", gia tăng sức ép Google, Facebook và Twitter
EU mong muốn các công ty công nghệ Google, Facebook và Twitter gửi báo cáo hàng tháng về tiến bộ trong các chiến dịch loại bỏ "tin tức giả" trên nền tảng của họ trước các cuộc bầu cử của EU.
Tài liệu nội bộ cho thấy Facebook bán dữ liệu người dùng
Ngày 5/12, Quốc hội Anh công bố tài liệu nội bộ cho thấy Facebook bán dữ liệu người dùng cho các công ty thứ ba