Nghị định 46/2016 của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông mặc dù đã có hiệu lực từ 1/8/2016 nhưng phải đến năm 2018 tới đây, việc phải thắt dây an toàn cho hành khách mới chính thức trở thành quy định bắt buộc.

Tại điều 5, khoản 1 điểm (k) và điểm (l) quy định mức xử phạt 100.000 - 200.000 đồng với người điều khiển, người được chở trên xe ôtô và các loại xe tương tự xe ôtô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy.

{keywords}

Tuy nhiên, vào thời điểm tháng 8/2016, quy định này mới chỉ áp dụng đối với người lái và hành khách ngồi phía trước, trong khi đối với người ngồi ở hàng ghế sau, quy định này chỉ chính thức có hiệu lực từ tháng 1/2018 tới đây.

Hiện nay, tô có thể được trang bị hệ thống túi khí hoạt động độc lập hoặc phụ thuộc vào dây đai an toàn. Nếu hoạt động độc lập, trong trường hợp xảy ra va chạm, túi khí vẫn sẽ bung dù dây an toàn không cài. Trong khi đó, với kiểu hoạt động phụ thuộc, dây an toàn phải cài thì túi khí mới bung.

Việc cài dây an toàn khi lên xe có thể giảm thiểu nguy cơ tử vong với tỉ lệ lên tới 50% cho những người tham gia giao thông ngồi hàng ghế trước và tới 75% cho những người ngồi hàng ghế sau. Chính vì thế, không phải tự nhiên khi tại các nước phát triển, việc cài dây an toàn trên xe là bắt buộc.

Theo nghiên cứu của Viện Bảo hiểm An toàn đường cao tốc Mỹ (IIHS), việc cài dây an toàn không chỉ cần thiết cho những người ngồi phía trước, mà cả cho người ngồi hàng ghế sau, bởi ít người chú ý rằng nếu không cài dây an toàn, người ngồi ở ghế sau có thể làm thương, thậm chí gây thương vong cho người ngồi ghế trước khi xảy ra va chạm, vì theo quán tính người ngồi sau sẽ lao mạnh về phía trước, đẩy người ngồi trước lao vào tay lái, trụ A hay điểm va chạm phía trước, gây nguy cơ gặp chấn thương nhiều hơn.

(Theo Dân trí)