Hiện có khoảng 1/4 số quốc gia trên thế giới đi xe bên trái đường, và Nhật Bản là một trong số đó.
Có ba quốc gia tiếp cận với Nhật để giúp họ xây dựng hệ thống đường sắt, đó là Mỹ, Pháp và Anh. Và cuối cùng, người Anh đã thắng. Năm 1872, đường sắt của Nhật ra mắt là nhờ người Anh. Mạng lưới đường sắt rộng khắp lan ra, và tất cả đều được thiết kế để chạy bên trái đường. Và như chúng ta đã biết, Nhật bản rất thích xe lửa của họ. Nếu Mỹ hoặc Pháp thắng thầu, rất có thể người Nhật đã đi bên phải lề đường.
Khoảng năm 1900, xe hơi bắt đầu xuất hiện. Một văn kiện ban hành vào năm 1902 từ cảnh sát Tokyo thông báo lần đầu tiên rằng người đi bộ phải lưu thông bên trái của lề đường. Cuối cùng vào năm 1924, việc đi bên trái đã trở thành luật chính thức của Nhật.
Sau khi đánh bại Nhật trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, Mỹ kiểm soát Okinawa và thực hiện việc đi xe bên phải. Okinawa quay lại việc đi xe bên trái khi được trao lại cho Nhật.
Sự thay đổi này vào ngày 30/7/1978. Đây là nơi duy nhất có sự thay đổi lái xe từ bên phải sáng bên trái trong nửa cuối thế kỷ 20. Thì ra, hầu hết người ta đều thuận tay phải, thời xưa các kiếm sỹ thường đi bên trái để cánh tay phải của họ gần đối thủ có thể bất ngờ xuất hiện hơn, và thanh kiếm cũng sẽ gần chúng hơn nữa, nó cũng ngăn chặn việc hai người đi ngược chiều vô tình va chạm kiếm vào nhau từ đó không bị lao vào những cuộc đấu vô nghĩa.
Người thuận tay phải cũng có thời gian sớm nhận ra con ngựa đang đi bên trái, đặc biệt là khi họ đang đeo kiếm. Nó cũng an toàn hơn khi lên và xuống ngựa ở bên đường thay vì giữa đường. Với cách này, họ có thể dừng lại an toàn mà không va vào ai đó hoặc không bị ai đi va vào. Vì vậy nó có ý nghĩa rằng, nếu một khi đã như vậy họ nên đi về bên trái sẽ tốt hơn.
Vào cuối những năm 1700, một số người đánh xe đã bắt đầu vận chuyển hàng hóa bằng những toa xe do ngựa kéo. Những toa xe này không có chỗ ngồi, vì vậy người điều khiển phải ngồi trên con ngựa phía sau bên trái, bởi hầu hết mọi người thuận tay phải. Bằng cách này, họ dễ dàng điều khiển những con còn lại bằng roi....
(Theo Nông nghiệp Việt Nam)