Chúng ta nên chú ý những kỹ năng lái xe cẩn thận và xử lý tình huống nhạy bén, kịp thời.
Lái xe ban đêm, trời tối
Do tính chất ban đêm chỉ có những phương tiện lớn như xe tải, xe container…hoạt động nên nếu bạn có phải lái xe ban đêm thì cần phải rất chú ý và tập trung khi lái xe.
Vào ban đêm tầm nhìn bị thu hẹp rất nhiều, đặc biệt là đường ở vùng quê hay những đoạn đường thiếu đèn cao áp. Khi trời nhá nhem nhớ bật đèn định vị và giảm tốc, khi trời tối thì bật đèn pha/cos phù hợp, dùng tín hiệu đèn là chính khi tránh/vượt/gặp xe ngược chiều. Tuyệt đối không cho lái xe nếu hệ thống đèn không đảm bảo.
Lái xe khi sương mù
Sương mù làm giảm tầm nhìn và có thể nguy hiểm nếu tầm nhìn bị hạn chế lớn, lời khuyên tốt nhất cho bạn là đừng lái, nếu phải lái thì nên bật cả đèn cốt, đèn định vị, đèn sương mù.
Các đoàn du lịch thường đi vào mùa lễ hội sau tết rất đông đa phần là đi đến những vùng có chùa chiền ở vùng cao đây là khoảng thời gian có lượng sương mù dày đặc mà các đoàn thường đi xe lớn như xe du lịch 45 chỗ, 35 chỗ, vì thế nếu bạn có đi thì nên đi theo đoàn, cách nhau một tầm nhìn, kiên nhẫn đi với tốc độ chậm, dù rất vội cũng không nên vượt.
Nếu xe bị hỏng, tuyệt đối không dừng xe giữa đường, cố gắng đưa xe vào bên phải lề đường, cùng mọi người rời xe càng sớm càng tốt để tránh nguy hiểm.
Lái xe khi trời mưa, gió
Khi trời mưa mà phải lái xe ra đường cũng rất nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt khi trời giông bão, nếu vậy bạn phải bật đèn, giảm tốc độ, lái cẩn thận, phải tránh xa máy, xe đạp.
Che đậy lại hàng hoá (nếu có), kiểm tra các cửa. Đường mới ướt sẽ trơn hơn nên phải xử lý phanh, lái, xi nhan sớm hơn, giữ khoảng cách lớn hơn với xe cùng chiều, dùng gạt mưa, sấy kính đúng chế độ để có tầm nhìn tốt nhất.
Nên chạy ở tốc độ bằng một nửa so với bình thường, chú ý đến phanh, khi bị ướt các má phanh sẽ lệch hoặc không ăn, rất nguy hiểm nếu phanh gấp, nên tì nhẹ vào chân phanh để sấy chúng khô trở lại.
Lái xe trên đường đèo dốc
Trước khi đi đường đèo dốc bạn nên kiểm tra các bộ phận của xe: Nhiệt độ máy, áp suất dầu bôi trơn, áp suất khí nén, tămpua phanh, dầu phanh, xem có đủ chèn lốp không… đặc biệt là kiểm tra phanh.
Nên hãm tốc bằng số và động cơ, không lạm dụng phanh, chú ý đồng hồ vòng tua và nhiệt độ máy. Chú ý các biển báo, gương cầu; cẩn thận với các khúc cua, con dốc – đó luôn là cạm bẫy, hạn chế vượt, chỉ vượt khi thật an toàn, bóp còi trước khi vào cua và tuyệt đối phải đi đúng phần đường.
Nếu phát hiện hỏng phanh: Bình tĩnh và tỉnh táo, tìm cách giảm tốc bằng động cơ, dồn số, đừng bao giờ tắt máy. Bật toàn bộ đèn và bóp còi ra hiệu sự cố, quan sát các biển báo đường lánh nạn hoặc địa hình thuận lợi để đưa xe vào giảm tốc. Nếu không hiệu quả thì thông báo cho mọi người biết ngay để nhanh chóng tìm cách rời xe ngay.
(Theo Khám phá)
Buồn ngủ khi lái xe nguy hiểm thế nào?
Đừng bao giờ chủ quan lái cố thêm một đoạn khi đã cảm thấy buồn ngủ, thiếu tỉnh táo!
Sặc cười trước những pha lái xe “lầy” nhất hành tinh
Cùng xem các pha lái xe máy dưới đây chắc chắn bạn sẽ được vô số nụ cười đem lại những “thang thuốc bổ” cho mình.
5 lưu ý cần nhớ khi lái xe trong mùa mưa
Trời mưa lớn và các con đường ngập nước là nỗi ám ảnh của rất nhiều tài xế.
Lái xe qua chỗ ngập - Đừng là người tiên phong dũng cảm!
Việc phóng xe bạt mạng qua khu vực nước ngập đôi khi phải trả giá bằng cả chiếc xe.
Kỹ năng quan sát khi lái xe ô tô cho tài mới
Kỹ năng quan sát tốt đồng nghĩa tài xế phải biết nhìn như thế nào, nhìn vào đâu và phán đoán được diễn biến những mối nguy hiểm. Việc quan sát gồm nhìn trước, sang hai bên, phía sau qua gương và xoay đầu, thân khi cần thiết...