- Bạn nghĩ gì khi nhìn hình ảnh một cô giáo quỳ gối trước mặt phụ huynh học sinh? Bạn nghĩ gì khi nghe chuyện một cô giáo lên lớp không giảng bài? Bạn nghĩ gì khi biết một đứa trẻ phải uống nước bẩn từ hình phạt của cô giáo? Bạn nghĩ gì khi nhìn hình ảnh một đứa trẻ bị phạt quấn xích ngoài đường?
Nhà giáo sẽ là người thày "quyền lực", hay "quyền uy"?
Còn tôi, ngoài sự xót xa phẫn nộ thì còn có cả những hoang mang. Những nhân vật trong tất cả các câu chuyện vừa kể ra, từ người lớn đến trẻ con đều đã không biết bảo vệ bản thân trước sự o ép đến vô lý của người khác, nó cho thấy một sự yếu thế rõ ràng. Nhưng ẩn sau đó, chua xót hơn, họ đã đánh mất sự tự trọng của chính bản thân mình. Sự tự trọng không tự nhiên mà có. Nó cần được dậy dỗ, cần được nuôi dưỡng từ khi còn là trẻ thơ.
Người Việt Nam luôn đề cao sự ngoan ngoãn của một đứa trẻ. Đứa trẻ nào khi vừa sinh ra cho đến khi đã cao tồng ngồng khi được chúc vẫn luôn là lời chúc: ngoan ngoãn, học giỏi, nghe lời bố mẹ. Mặc định trong đầu rất rất nhiều người: “trẻ con thì biết gì”. Chuyện ăn, chuyện mặc, chuyện chơi, chuyện học của một đứa trẻ là do cha mẹ ông bà quyết định, chẳng mấy khi tham khảo ý kiến của chính những người liên quan trực tiếp. Cái mà chúng ta nhận được là những đứa trẻ ngoan, biết nghe lời người lớn nhưng lại hoàn toàn không có chút chính kiến, lại chẳng biết phân định đúng sai để có thể bảo vệ bản thân khi cần thiết.
Trẻ con, không chỉ là một đứa trẻ, nó là một thực thể hiện hữu độc lập. Mỗi đứa trẻ có một tư duy riêng biệt, một cá tính độc lập mà người lớn cần hiểu và tôn trọng. Chỉ khi trẻ được tôn trọng thì lòng tự trọng mới có thể được hình thành. Để làm được điều đó, những người lớn chúng ta cần phải thay đổi rất nhiều, bắt đầu bằng việc hãy đặt con em mình ngang tầm với chính mình.
Ở các quốc gia phát triển như Mỹ, châu Âu, việc giáo dục hình thành nhân cách trẻ luôn là mục tiêu hàng đầu, đứng sau cả việc dạy kiến thức. Những đứa trẻ ngay từ khi còn học mẫu giáo đã được dạy cách tôn trọng bản thân, tôn trọng người khác. Đơn giản từ những việc rất nhỏ, ví dụ là một món đồ chơi, trẻ con nước ngoài không được dạy phải chia sẻ đồ chơi cho bạn nếu chúng không muốn, kể cả là chị em ruột thì đồ đứa nào đứa đó chơi, đứa khác muốn thì phải hỏi mượn, nếu nhận được sự đồng ý thì được chơi, nếu không thì phải chấp nhận, không có chuyện cha mẹ can thiệp bắt phải nhường nhau. Nhìn qua thì tưởng ích kỷ, nhưng thực tế đó là bài học rất lớn về sự tôn trọng người khác, cũng là bài học căn bản nhất để dạy trẻ không tham lam.
Đương nhiên, để dạy trẻ tôn trọng nhau thì trước hết người lớn phải làm gương, phải tôn trọng trẻ. Bạn sẽ không bao giờ thấy cảnh một bà mẹ nước ngoài ép con ăn, bởi ăn hay không là do như cầu của trẻ và chúng sẽ quyết định điều đó. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy một bà mẹ phương tây ngồi tranh luận với con hàng giờ về việc con có nên học/không học thêm một môn nào đó hay không, và quyền quyết định sau cùng sẽ là đứa trẻ. Bạn cũng đừng ngạc nhiên khi thấy bố mẹ phương tây phải gõ cửa xin phép vào phòng đứa con mới 5 tuổi của mình hay phải cảm ơn, xin lỗi con nếu được con giúp hoặc mình đã làm điều gì đó có lỗi với con. Bởi đơn giản, với các bậc cha mẹ phương tây, con cái cần phải được tôn trọng tuyệt đối và luôn được đặt ngang hàng trong tất cả mọi việc.
Những đứa trẻ phương tây khi đến trường cũng được thầy cô tôn trọng như khi ở nhà. Đương nhiên, thầy cô cũng có những quyền áp đặt nhất định trong việc dậy và học, như việc đến trường là phải tập trung nghe giảng, phải làm bài tập, phải tham gia các hoạt động học tập bắt buộc... ngoài ra thì thầy cô cũng sẽ phải tham khảo ý kiến học sinh trong tất cả các việc liên quan đến cá nhân các em. Sẽ chẳng có thầy cô nào quy kết trẻ vô lễ nếu sảy ra tranh luận tay đôi nảy lửa. Và chắc chắn rằng chẳng có thầy cô nào có thể ép một đứa trẻ làm điều gì xúc phạm đến chúng bởi ngay từ khi còn là một đứa bé mẫu giáo, trẻ đã được dậy về giá trị của bản thân và lòng tự trọng. Mỗi con người, dù sinh ra ở đâu, dù lớn lên trong môi trường như thế nào thì cũng đều có những giá trị nhất định mà người khác bắt buộc phải tôn trọng.
Chúng ta đau xót khi nhìn những đứa trẻ không thể tự bảo vệ mình khi bị bắt nạt, tự việc nhỏ như bị giành giật đồ chơi đến việc lớn như bị đánh, thậm chí có những khi nguy hiểm đến tính mạng. Thế nhưng chúng ta vẫn dạy con mình ngoan ngoãn nghe lời cho dù chính bản thân chúng ta không thể theo sát con hàng giờ để cho chúng có thể tham khảo ý kiến. Vô hình chung chúng ta đang biến những đứa con của mình thành những cỗ máy thụ động. Tệ hơn nữa, những đứa trẻ của chúng ta đang không có hoặc nói đúng hơn là không biết đâu là sự tự trọng cần có, bởi chúng không nhận biết được giá trị thật sự của bản thân.
Những đứa trẻ cá tính, biết giá trị bản thân, biết đúng sai, biết bộc lộ chính kiến chắc chắn sẽ khiến bạn “đau đầu” hơn những đứa trẻ ngoan ngoãn nghe lời. Nhưng đó là điều kiện cần phải có để những đứa trẻ có thể tự bảo vệ mình. Dành cho con sự tôn trọng để nuôi dưỡng cho con lòng tự trọng. Tự trọng và hiểu rõ giá trị bản thân để có thể tự tôn mới là điều con bạn cần phải có.
Bạn chọn điều nào? Còn tôi, tôi chọn dạy cho con lòng tự trọng và sự tự tôn.
Đan Hà
Bao giờ hết bất lực nhìn trẻ mầm non bị bạo hành?
Bài toán chất lượng giáo dục mầm non chỉ có thể được giải khi Nhà nước đưa ra quốc sách về giáo dục, ưu tiên phát triển giáo dục mầm non.
Không thể hết nạn bạo hành con trẻ?
Chuyện bảo mẫu nhà trẻ tư thục bạo hành các cháu tuổi mầm non, mẫu giáo, không phải bây giờ, mà diễn ra nhiều năm rồi...
Bạo hành trẻ: Sự chịu đựng đã đến giới hạn
Hôm qua, người ta thêm lần nữa nhắc chuyện lắp camera trong trường mầm non. Lại khởi tố vụ án. Làm gì thì làm đi. Nhưng không thể chậm hơn một ngày nữa.
“Chúng ta chỉ cần những con người không có hình xăm?”
Mọi người dân đều mong chờ Bộ Giáo dục giải quyết hiệu quả bạo lực học đường.
Cô giáo nghĩ gì khi viết bản kiểm điểm?
Cô giáo bắt học sinh uống nước giặt giẻ lau bảng đã viết 3 từ, 6 chữ đó nhưng có thực sự hiểu ý nghĩa?
"Con sẽ từ chối uống nước giặt giẻ lau bảng"
Mẹ hỏi Nhím nếu bị cô giáo phạt uống nước giặt giẻ lau bảng thì con sẽ làm gì.
Phụ huynh đã gửi đơn xin chuyển trường cho con
Phụ huynh em Phạm Song Toàn có đơn gửi ban giám hiệu Trường THPT Long Thới xin chuyển trường cho con sau 1 tuần học sinh này phản ánh cô giáo không nói gì.