Tình trạng chủ đầu tư chiếm dụng để trục lợi quỹ bảo trì đang diễn ra tràn lan ở nhiều chung cư. Tuy nhiên, chế tài xử phạt đang bị đánh giá là quá nhẹ, so với tiền lời mà doanh nghiệp thu được nhờ quỹ bảo trì này.
Chưa hết ô nhiễm, cư dân Khu đô thị Dương Nội lại “khóc” với quỹ bảo trì
Chung cư 250 Minh Khai, Hà Nội: Gần 20 tỷ đồng tiền quỹ bảo trì bị tiêu hết!
Chiếm tiền tỷ nhiều năm, bị phạt 150 triệu
Chủ tịch UBND TP.HCM vừa ký Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, đối với Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển dự án hạ tầng Thái Bình Dương, về hành vi chậm bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư theo quy định, tại chung cư New Town (số 69, đường số 18, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức).
Theo Quyết định số 3135/QĐ-XPVPHC, UBND TP.HCM đã đưa mức xử phạt hành chính 125 triệu đồng. Về biện pháp khắc phục hậu quả, Quyết định yêu cầu Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển dự án hạ tầng Thái Bình Dương bàn giao ngay toàn bộ kinh phí bảo trì theo quy định cho Ban quản trị chung cư.
Thời hạn thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là 10 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định. Trường hợp tổ chức vi phạm không tự giác chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành và chịu trách nhiệm hoàn trả kinh phí (nếu có) cho cơ quan tổ chức thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, nếu không hoàn trả thì tiếp tục bị cưỡng chế thi hành.
Tranh chấp liên quan đến phí bảo trì khá phổ biến ở chung cư |
Được biết, chung cư New Town được bàn giao cho cư dân từ năm 2012. Đến năm 2014, Ban quản trị chung cư được thành lập. Tuy nhiên, lấy lý do còn khó khăn về nguồn thu và số công nợ phải thu lớn nên chủ đầu tư chưa bàn giao hết số tiền quỹ bảo trì chung cư (hơn 2 tỷ đồng) mà chỉ bàn giao một phần nhỏ cho Ban quản trị.
Tình trạng chủ đầu tư chiếm dụng quỹ bảo trì chung cư như New Town không phải là hiếm. Không những vậy, đây là nguồn gốc của những tranh chấp kéo dài giữa cư dân và chủ đầu tư. Tuy nhiên, việc chủ đầu tư bị xử phạt như trường hợp Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển dự án hạ tầng Thái Bình Dương vẫn là trường hợp khá hy hữu.
Chịu phạt vẫn lời hơn bàn giao cho cư dân
Theo quy định tại Nghị định số 139/2017/NĐ-CP của Chính phủ, tại Điểm b, Khoản 7, Điều 66, hành vi “Không bàn giao, bàn giao chậm, bàn giao không đầy đủ hoặc bàn giao không đúng đối tượng nhận kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư theo quy định” của chủ đầu tư, bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng.
Ngoài ra, Nghị định này cũng quy định biện pháp khắc phục hậu quả là buộc bàn giao ngay toàn bộ kinh phí bảo trì theo quy định cho ban quản trị nhà chung cư đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 7 Điều này.
Đối chiếu với quy định thì việc xử phạt hành chính đối với chung cư New Town cao nhất trong khung tiền phạt. Tuy nhiên, nếu làm phép tính đơn giản, chỉ cần gửi 2 tỷ đồng vào ngân hàng lấy lãi suất 7%/năm thì con số lãi 140 triệu 1 năm đã vượt quá số tiền mà chủ đầu tư bị phạt. Chưa tính việc chiếm dụng diễn ra trong thời gian nhiều năm qua.
Luật sư Nguyễn Văn Trường, Đoàn Luật sư TP.HCM, cho rằng, khung xử phạt với hành vi chiếm dụng quỹ bảo trì hiện nay chưa đủ sức răn đe. Đây cũng là một trong những lý do khiến cho tình trạng này vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm. Mặt khác, việc đưa ra khung phạt chung, không xét đến số tiền quỹ bảo trì lớn hay nhỏ là điều còn bất cập. Chung cư nhỏ thì số tiền này chỉ vài tỷ đồng, nhưng những dự án hàng ngàn tỷ thì con số hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ. Nếu chủ đầu tư chiếm dụng hàng trăm tỷ quỹ bảo trì mà chỉ bị xử phạt 150 triệu thì không thấm vào đâu so với số tiền lời phát sinh.
Trong khi đó, để giải quyết mâu thuẫn liên quan đến phí bảo trì ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành kiến nghị, có thể không thu khoản phí bảo trì này theo % giá bán. Khi chủ đầu tư bảo hành hết 5 năm theo quy định, nếu có hỏng hóc thì lúc đó cư dân tự thỏa thuận đóng tiền để bảo trì.
Quốc Đại
Dùng sai quỹ bảo trì, ban quản trị bị phạt 50-60 triệu đồng
Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản phát triển nhà ở quản lý sử dụng nhà
Kiến nghị sửa quy định về sử dụng quỹ bảo trì chung cư
Cử tri TP. Hồ Chí Minh đề nghị Bộ Xây dựng xem xét sửa quy chế liên quan đến quyền quyết định việc sử dụng quỹ bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư.
Hà Nội: Chủ đầu tư hết cửa ‘chây ì’ quỹ bảo trì chung cư
Sở Xây dựng có trách nhiệm tham mưu UBND TP ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi kinh phí bảo trì phần sở hữu chung trong trường hợp chủ đầu tư không bàn giao hoặc bàn giao không đầy đủ, không đúng hạn.
Ban đại diện lâm thời có được quản lý quỹ bảo trì chung cư?
Quỹ bảo trì chung cư pháp luật về nhà ở không quy định ban đại diện lâm thời của cư dân được nhận tiền trong tài khoản quỹ bảo trì của chủ đầu tư.
Hà Nội: Chủ đầu tư tuyên bố làm ăn thua lỗ tiêu hết quỹ bảo trì chung cư
Đại diện chủ đầu tư – Cty CP May Thăng Long khẳng định công ty hiện đang rất khó khăn, nguồn tiền mặt không đủ khả năng chi trả quỹ bảo trì
Chung cư 250 Minh Khai, Hà Nội: Gần 20 tỷ đồng tiền quỹ bảo trì bị tiêu hết!
Chủ đầu tư dự án Chung cư Thăng Long Garden 250 Minh Khai (Hai Bà Trưng, Hà Nội) vừa thông báo do làm ăn thua lỗ nên quỹ bảo trì tòa nhà đã tiêu hết.