Chia sẻ tại buổi hội thảo “Định vị năng lực bản thân trong startup”, ông Nguyễn Duy Thành, Chủ tịch HĐQT Global Home cho rằng, dù chưa có thống kê chính xác, nhưng theo quan sát của ông, thì có đến 80% startup bất động sản đã thất bại, ngay những năm đầu tiên.
Đại gia ngàn tỷ một thời gặp họa vô đơn chí
Dự án “kiểu Vũ nhôm” xuất hiện khắp Sài Gòn
Xuất hiện nhiều “doanh nghiệp ma”
Ông Thành cho biết, theo thống kê tại Sở Kế hoạch và đầu tư, các doanh nghiệp trẻ và chủ doanh nghiệp trẻ đăng ký rất nhiều. Tuy nhiên, khi thất bại thì thường các bạn bỏ mặc cho doanh nghiệp tự “chết”. Điều này, tạo ra nhiều “doanh nghiệp ma”. Nghĩa là doanh nghiệp có tên nhưng không có tuổi, không có thị trường, không có doanh thu, không đóng thuế…
“Hiện nay chúng ta đang nói nhiều về màu hồng của việc startup, các thống kê về khởi nghiệp thì có nhưng thống kê về sự thất bại, đóng cửa thì chưa có. Chỉ cần tiếp cận sở Kế hoạch đầu tư và cơ quan thuế thì chúng ta sẽ thấy rõ điều này”, ông Thành cho biết.
Ảnh minh họa |
Trong lĩnh vực bất động sản (BĐS), theo ông Thành, hiện cũng chưa có thống kê nào mang tính định lượng, về sự thành công hay thất bại trong khởi nghiệp. Tuy nhiên, theo quan sát của chuyên gia này, có tới khoảng 80% startup BĐS thất bại, ngay những năm đầu tiên.
Ông Thành cho rằng, startup trong lĩnh vực BĐS cần hiểu rõ về lĩnh vực này. Thứ nhất là cần hiểu về các vấn đề chính sách, pháp lý. Đây cũng là một trong những rủi ro thường gặp ở lĩnh vực BĐS, kể cả đối với các doanh nghiệp lớn. Bởi, các chính sách về BĐS thường hay thay đổi, không có sự ổn định lâu dài.
Vấn đề tiếp theo, là kiến thức chuyên môn về thị trường, về định vị phân khúc sản phẩm, để có quyết định chính xác trong việc đầu tư khởi nghiệp. Những người khởi nghiệp thường bị cảm xúc hiệu ứng về thị trường, do một số doanh nghiệp lớn tạo ra. Các bạn trẻ đi theo những hiệu ứng đó, nhưng vì đi sau nên dễ bị sa lầy.
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Lộc Hạnh, Phó Tổng Giám đốc DKR, cho rằng, nhiều bạn trẻ đang ở vị trí giám đốc kinh doanh ở các sàn, khi thấy thị trường nóng sốt thì muốn tách riêng tìm cơ hội. Tuy nhiên, rất nhiều khó khăn mà những startup này phải đối mặt. Nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về tài chính, mối quan hệ, nguồn hàng… thì thất bại trong vòng 1 năm là khó tránh.
Chỉ 1 thương vụ sai lầm cũng có thể phá sản
Theo ông Thành, trong năm 2018 đa số các startup trong lĩnh vực BĐS đều hướng về lĩnh vực thuê và cho thuê. Không những các bạn trẻ, mà cả những người lớn tuổi đã về hưu, cũng khởi nghiệp trong lĩnh vực này. Có thể nói, startup thuê và cho thuê đang là một trào lưu lớn. Theo thống kế chưa chính thức, trong lĩnh vực thuê và cho thuê hiện nay cung cấp ra thị trường trên 16.000 căn hộ.
“Hiện nay, có nhiều bạn trẻ ở TP.HCM và một số TP biển khởi nghiệp theo hướng đầu tư thuê và cho thuê đang khá thành công. Việc thuê và cho thuê, nếu có thất bại thì cũng nhanh chóng thanh khoản được vốn đầu tư, bằng việc kết thúc hợp đồng thuê, để hạn chế rủi ro. Tuy nhiên, khởi nghiệp theo hướng này tính ổn định không cao, do phải phụ thuộc vào chủ nhà”, ông Thành đánh giá.
Tại buổi hội thảo, anh Jodan Bảo, Giám đốc một doanh nghiệp mới khởi nghiệp trong lĩnh vực thuê và cho thuê BĐS, cho biết: “Trước đây tôi đã từng làm qua các lĩnh vực như thảo dược, thời trang… Tôi thấy khởi nghiệp trong lĩnh vực BĐS cần kiến thức rộng hơn về chuyên môn, chính sách pháp lý, thị trường… Đòi hỏi 1 chủ doanh nghiệp BĐS phải hội tụ nhiều yếu tố. Đặc biệt, phải tạo lập được uy tín trên thị trường. Bởi, giá trị BĐS thường cao hơn rất nhiều so với các sản phẩm khác”.
Anh Bảo cũng cho biết, thuận lợi đối với anh là được nhiều anh chị đi trước chia sẻ những kỹ năng, kinh nghiệm…Còn khó khăn là do mới hoạt động nên còn nhiều vấn đề non yếu trong những quyết định, dẫn tới ảnh hưởng tới doanh nghiệp. Ví dụ như, chỉ cần nóng vội trong việc quyết định mua hoặc thuê một dự án, sẽ có thể gặp khó khăn trong việc bán ra hoặc cho thuê.
“Tôi từng chứng kiến có doanh nghiệp nhận được hợp đồng độc quyền phân phối một dự án lớn. Họ tập trung hết nhân lực, vật lực để quảng bá, tiếp thị… nhưng do chủ đầu tư không đảm bảo được tiến độ như cam kết, phải lùi thời gian mở bán lại cả tháng trời khiến doanh nghiệp phân phối bị vỡ kế hoạch, khách hàng cũng đòi lại tiền giữ chỗ, không mua nữa. Là doanh nghiệp mới khởi nghiệp thì có khi chỉ cần 1 vụ như thế thôi cũng đủ phá sản”, anh Bảo chia sẻ thêm.
Mạnh Đức
TP.HCM: Đóng góp nhiều nhất, giao thông kém nhất
TP.HCM đóng góp gần 30% cho ngân sách, cao nhất cả nước. Tuy nhiên, về giao thông, theo chuẩn của cả nước 1km2 đất, có ít nhất 10km đường, còn ở TP.HCM, 1km2 đất mới có 2km đường, thấp nhất cả nước.
Mua căn hộ 5,2 tỷ bán 9,8 tỷ, dân nhà giàu phát sốt
Căn hộ diện tích 98 m2 vừa được chốt lời 4,6 tỷ, sau khi chủ nhà vào ở một thời gian. Câu chuyện tưởng chừng như không tưởng, lại là thực tế đã diễn ra, bất chấp nhiều cảnh báo với phân khúc căn hộ cao cấp.
Làm đường “đắt nhất hành tinh”, quận 2 vẫn thua quận 7?
Quận 2 được đánh giá tốc độ đô thị hóa cao, đặc biệt là sau khi 4 tuyến đường được đầu tư theo dạng BT, trị giá gần 600 tỷ đồng/km, khởi công ở Thủ Thiêm. Mặc dù vậy, quận 2 vẫn xếp sau quận 7 một bậc.
Điều tra sai phạm Ngân hàng Đông Á liên quan đến đất vàng
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến vừa yêu cầu các cơ quan có liên quan, cung cấp hồ sơ 2 dự án, phục vụ điều tra vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, về cho vay, xảy ra tại Ngân hàng Đông Á.
Ngân hàng ráo riết bán tài sản xử lý nợ xấu
Nhiều tài sản ở TP.HCM được các ngân hàng ráo riết rao bán đấu giá, để xử lý nợ xấu.