Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định, hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Căn cứ Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013, Khoản 1 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT, khi chuyển nhượng đất hộ gia đình thì chỉ cần sự đồng ý của các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất.
Văn bản đồng ý chuyển nhượng của các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất phải được công chứng hoặc chứng thực.
Khi sang tên sổ đỏ hộ gia đình, người dân phải nộp thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ biến động... Ảnh: LĐO |
Thủ tục sang tên sổ đỏ hộ gia đình
Bước 1: Công chứng hoặc chứng thực hợp đồng chuyển nhượng.
Bước 2: Nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ.
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký sang tên (đăng ký biến động).
Thuế, phí sang tên sổ đỏ hộ gia đình
Thông tư 111/2013/TT-BTC, Thông tư 92/2015/TT-BTC và Nghị định 140/2016/NĐ-CP, khi chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất phải nộp các loại thuế, lệ phí, gồm: Thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ biến động.
Trong đó, thuế thu nhập cá nhân sẽ bằng 2% x giá trị chuyển nhượng. Lệ phí trước bạ bằng 0.5% x giá tính lệ phí trước bạ (giá chuyển nhượng).
Nếu không có thỏa thuận thì người nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho phải nộp.
Lưu ý, chỉ khi tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất mới được miễn lệ phí trước bạ nếu thuộc trường hợp được miễn, chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì không được miễn.
Phí thẩm định hồ sơ sang tên sổ đỏ hộ gia đình được quy định riêng tại các tỉnh thành.
Theo laodong.vn
Thế chấp sổ đỏ và những điều cần biết rõ
Thế chấp sổ đỏ là cách gọi phổ biến của người dân dùng để chỉ việc thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.