Cụ thể, kể từ ngày 27/6/2019, TP HCM tăng hạn mức vốn vay được điều chỉnh tăng từ 500 triệu đồng/hồ sơ lên 900 triệu đồng/hồ sơ, thời hạn cho vay tối đa là 20 năm.

{keywords}
TP HCM tăng hạn mức vốn vay được điều chỉnh tăng từ 500 triệu đồng/hồ sơ lên 900 triệu đồng/hồ sơ, thời hạn cho vay tối đa là 20 năm. Ảnh minh họa.

Đối tượng gồm: cán bộ, công chức, viên chức thuộc các sở, ban ngành, quận, huyện, cơ quan hành chính sự nghiệp thuộc khu vực hưởng lương từ ngân sách thành phố; Lực lượng vũ trang nhân dân như quân đội nhân dân, công an nhân dân và dân quân tự vệ thuộc thành phố; Cán bộ công đoàn chuyên trách...

Để được vay, các đối tượng phải có hộ khẩu thường trú tại TP.HCM và thời gian công tác tại cơ quan, đơn vị từ 3 năm liên tục trở lên.

Tại thời điểm vay, người vay mua nhà không đứng tên sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất; bản thân cũng như vợ/chồng người vay chưa từng được Nhà nước giải quyết chính sách về nhà ở, đất ở.

Người vay phải có khả năng tài chính trả trước 30% tiền mua căn hộ/nhà dự định mua; có các nguồn thu nhập ổn định (bao gồm cả thu nhập của vợ hoặc chồng người vay) để đảm bảo khả năng trả nợ và lãi vay và thế chấp bằng chính căn hộ/nhà mà người vay sẽ mua.

Mức vốn vay tối đa là 70% giá trị căn hộ/nhà nhưng không vượt quá 900 triệu đồng/một hồ sơ. Lưu ý giá trị căn nhà phải được thể hiện đúng trong hợp đồng mua bán nhà.

Lãi suất cho vay sẽ được điều chỉnh từng thời kỳ theo quyết định của UBND TP.HCM. Hiện tại, mức lãi suất được áp dụng là 4,7%/năm.

Theo quy định cũ, hạn mức cho vay tối đa 70% giá trị căn hộ/nhà nhưng không vượt quá 500 triệu đồng/hồ sơ, thời hạn vay tối đa 15 năm.

Các hồ sơ nộp trước 27/6/2019 sẽ áp dụng theo quy định cũ.

Diệu Thủy

Nhà ở giá rẻ biến mất khỏi thị trường TP.HCM

Nhà ở giá rẻ biến mất khỏi thị trường TP.HCM

Quỹ đất không còn, nguồn cung sụt giảm mạnh, phân khúc nhà giá rẻ cho người dân vì thế cũng bị co hẹp đến mức gần như “tuyệt chủng”.