{keywords}

Sức ép lớn cho ổn định kinh tế vĩ mô đã xuất hiện khi GDP quý giảm dần trong khi CPI lại tăng lên. Đây là diễn biến ngược so với các năm trước. Lạm phát đã có những bất thường và nếu không kiểm soát chặt chẽ, sẽ vượt mục tiêu 4% trong năm nay.

LTS: Đó là những lo ngại mà các nhà kinh tế đã phân tích tại chương trình Bàn tròn trực tuyến của báo VietNamNet vừa diễn ra. Chương trình có chủ đề: "Kinh tế Việt Nam trước chiến tranh thương mại Mỹ-Trung”.

Ba khách mời tham gia gồm:

- Ông TRẦN QUỐC PHƯƠNG, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- PGS.TS NGUYỄN ĐỨC THÀNH, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế  và chính sách (VEPR)- Đại học Quốc gia Hà Nội

- TS. NGUYỄN NGỌC ANH, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và phát triển (DEPOCEN)

Có thể nói rằng, với những con số báo cáo kinh tế mà Tổng cục Thống kê đã công bố 2 tuần trước, nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng tốt với mức tăng GDP quý 1 và quý 2 đều được đánh giá là cao nhất trong 10 năm qua (GDP quý I: 7,45%, GDP quý I: 6,79%). Tuy nhiên, diễn biến ngược lại mọi năm khi năm nay, tăng trưởng quý sau đang thấp hơn quý trước và lạm phát có dấu hiệu tăng trở lại. 

Đặc biệt, bối cảnh rất đáng chú ý là cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã chính thức được bắt đầu với động thái Tổng thống Mỹ tuyên bố áp đặt thuế nhập khẩu cao lên hàng hóa của Trung Quốc. Đây là đối tác lớn nhất của thương mại Việt Nam (Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất và Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất). Và điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế Việt Nam.

Vậy phải làm gì để kinh tế Việt Nam giữ vững mục tiêu tăng trưởng 6,5- 6,7% mà Quốc hội đã thông qua và thậm chí là có thể đạt tới 6,8% trong năm nay như kịch bản lạc quan mà Chính phủ đề cập tới?

Các nhà hoạch định chính sách sẽ phải làm gì để ứng phó với những tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung từ bên ngoài dội vào?

MỜI BẠN ĐỌC XEM TALKSHOW PHẦN I TẠI VIDEO SAU:

Nhìn thẳng vào thực tế, dù các số liệu đưa ra đều khá "đẹp" nhưng ông Trần Quốc Phương, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Bộ KH&ĐT đã bày tỏ ngay: "Nhận định chung là tích cực, nhưng cần hết sức thận trọng với thời gian còn lại của năm 2018, nhất là các thách thức đang dần hiện rõ".

{keywords}

Theo ông Phương, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đầu năm cao có thể là do còn có sức rướn tốt của quý IV năm ngoái, nhưng dự báo cho cả năm nay, chưa thấy rõ động lực đột phá nào để bật lên hẳn. Trong khi đến cuối năm, sức ép về giá là rất lớn. Sự lo ngại về mục tiêu đạt được GDP 6,7% và lạm phát trong vòng kiểm soát 4% đối với đại diện Bộ KH&ĐT là hiện hữu.

Tuy nhiên, bàn riêng về con số lạm phát, 2 vị chuyên gia kinh tế tham gia chương trình đã có những góc nhìn khá trái ngược nhau. Với TS Nguyễn Ngọc Anh, Chính phủ không nhất thiết phải đề ra mục tiêu cứng như vậy.

{keywords}

"Với các nước phát triển, mức 4% có thể là cao, là đáng lo nhưng với nước đang phát triển như Việt Nam, 4% là rất bình thường. Cần có lạm phát một chút thì mới tăng trưởng được", TS Nguyễn Ngọc Anh chia sẻ. 

Và thậm chí, ông còn cho rằng, mức 5-6-7% lam phát vẫn là ngưỡng chấp nhận được. Các chỉ số CPI hiện nay không có gì là đáng quá quan ngại.

Trong khi đó, PGS. TS Nguyễn Đức Thành nhìn nhận: "Lạm phát là một chỉ báo cần hết sức thận trọng lưu ý".

"Với riêng nền kinh tế Việt Nam, nếu 2 năm liên tiếp lạm phát 6% thì mức thay đổi giá đã là 12%. Khi đó, giá điện, giá nước, tỷ giá và lãi suất... sẽ có sự điều chỉnh theo thị trường, doanh nghiệvà chắc chắn, sẽ gây ra các cú sốc và hệ lụy cho nền kinh tế thực, PGS.TS Nguyễn Đức Thành phân tích.

{keywords}

Dẫn lại các nghiên cứu của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) vừa công bố trong báo cáo kinh tế vĩ mô quý II mới đây, ông Thành nói: "Mục tiêu lạm phát 4% trong năm nay có thể sẽ bị vượt qua và lạm phát sẽ hướng về mức 5%. Chính phủ cũng như Ngân hàng Nhà nước nếu có thể, cần kiểm soát sớm để đưa lạm phát ở mức ổn định, không gây ra những vấn đề của thị trường như tỷ giá lại tăng hay lãi suất phải rục rịch tăng hoặc đơn giản là không giảm".

Tuy nhiên, "nếu chẳng may vượt qua chỉ tiêu thì vẫn còn tiếp tục ngưỡng 5%, có thể chấp nhận được", ông Thành nói.

Đồng tình với quan điểm của PGS.TS Nguyễn Đức Thành, ông Trần Quốc Phương cũng cho rằng, các con số CPI tháng 5, 6 là mức cao trong bối cảnh chúng ta muốn đạt mục tiêu lạm phát cả năm dưới mức 4%.

Theo ông, hiện lạm phát Việt Nam đang bị tác động bởi 2 chiều hướng, một là giá dầu và giá hàng hóa trên thị trường thế giới đang tăng lên và điểm thứ hai là thị trường còn một số đợt giá sẽ lên từ nay tới cuối năm. Ví dụ như vào năm học mới thì mức chi tiêu của người dân cũng tương đối lớn, giá sẽ cao, chu kỳ mùa vụ hàng hóa các tháng cuối năm.

"Cho nên, chúng tôi cho rằng, đối với công tác điều hành, kiểm soát lạm phát của Chính phủ cũng hết sức cần phải quan tâm và chú trọng thì chúng ta mới đạt được mục tiêu đã đề ra", ông Phương nhấn mạnh. 

Trước đó, sáng 10/7, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ chủ trì cuộc họp đánh giá tình hình trong 6 tháng đầu năm và phương hướng điều hành trong những tháng còn lại của năm 2018. Ông khẳng định: "Lạm phát tháng 6 không có gì bất thường, có thể coi là mức tăng lạm phát của tháng thấp nhất từ trước tới nay”.

"Không có yếu tố lạm phát theo chu kỳ hay do điều hành vĩ mô. Chính phủ nhắc tới ảnh hưởng chu kỳ 10 năm là để dự phòng. Hiện, chúng ta đã có kế hoạch dài hạn, ngắn hạn trong điều hành, tổ chức sản xuất”, Phó Thủ tướng nói.

Quản lý giá và Tổng cục Thống kê cũng độc lập đưa ra 2 kịch bản điều hành giá trong những tháng cuối năm: kịch bản 1, lạm phát cả năm 2018 dao động từ 3,7- 3,88% và kịch bản 2 cao hơn: lạm phát bình quân của năm 2018 tăng so với năm 2017 là khoảng từ 3,9- 4%.

XEM BẢN TEXT TALKSHOW BÀN TRÒN TRỰC TUYẾN TẠI LINK SAU:

Chưa thấy rõ động lực đột biến cho tăng trưởng kinh tế 2018

Chưa thấy rõ động lực đột biến cho tăng trưởng kinh tế 2018

Thách thức đang dần hiện rõ. Cho đến nay, vẫn chưa thấy rõ động lực đột biến nào cho tăng trưởng kinh tế đến cuối năm 2018 so với sức bật 2017.

Phần thứ hai của chương trình bàn tròn là bàn về một góc độ nhỏ của động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay. Nhà báo Phạm Huyền đã đặt câu hỏi, liệu một doanh nghiệp lớn như Samsung nếu dịch chuyển hay giảm sản lượng thì sẽ ảnh hưởng thế nào tới tăng trưởng của Việt Nam? Chúng ta cần ứng xử ra sao?

XEM TIẾP PHẦN II:

Đừng lo phụ thuộc, Việt Nam cần nhiều Samsung hơn nữa

Đừng lo phụ thuộc, Việt Nam cần nhiều Samsung hơn nữa

Chiếm 1/4 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, Samsung đóng góp vô cùng lớn cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam, nhưng chúng ta phải làm gì để tận dụng cơ hội, tránh rủi ro bị phụ thuộc?

Tăng trưởng phụ thuộc Samsung: Doanh nghiệp lớn có quyền mặc cả?

Tăng trưởng phụ thuộc Samsung: Doanh nghiệp lớn có quyền mặc cả?

Khi doanh nghiệp quá lớn, họ có quyền nhất định để ngồi mặc cả với Chính phủ. Và Samsung cũng đang có lợi thế đó để đàm phán các ưu đãi. Vấn đề là ta cần tận dụng cơ hội ra sao?

XEM TIẾP PHẦN III:

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Bão xa mà gần, đối sách thận trọng

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Bão xa mà gần, đối sách thận trọng

"Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể giống như cơn bão đã ngoài khơi xa. Chúng tôi sẽ theo dõi chặt chẽ, bám sát để tham mưu những đối sách thận trọng", đại diện Bộ Kế hoạch và đầu tư, ông Trần Quốc Phương cho biết. 

Hai "ông to" đánh nhau: Việt Nam mua rẻ bán đắt

Hai "ông to" đánh nhau: Việt Nam mua rẻ bán đắt

Lẽ thường, cứ thấy hai ông to đánh nhau là mình kinh sợ, nhưng tôi cảm thấy mình cũng không bị quá nhiều bất lợi. Việt Nam có nhiều cơ hội, như việc mua rẻ bán đắt, PGS.TS Nguyễn Đức Thành nói.

XEM THÊM CÁC TALKSHOW BÀN TRÒN TRỰC TUYẾN KHÁC =>>>

VietNamNet

Thực hiện: Phạm Huyền

Video: Đức Yên, Bạt Tuấn, Thúy Hồng, Huy Phúc

Ảnh: Phạm Hải

Đồ họa: Diễm Anh

email: [email protected]