TIN BÀI KHÁC
![]() |
Muốn kí hợp đồng lao động phải 9 tháng sau mới có thể có thai? (Ảnh minh họa) |
Nội dung bạn đọc [email protected] hỏi, Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội trả lời:
Điều 153 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về chính sách của nhà nước đối với lao động nữ: “1. Bảo đảm quyền làm việc bình đẳng của lao động nữ..."
Điều 9, Nghị định 104/2003/NĐ-CP ngày 16/9/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của pháp luật dân số: nghiêm cấm các hành vi cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hóa gia đình: Ép buộc, áp đặt sử dụng các biện pháp tránh thai, mang thai, sinh sớm…
Người sử dụng lao động (NSDLĐ) không được đưa ra các điều khoản trái luật, hạn chế quyền làm mẹ của lao động nữ. NSDLĐ không có quyền sa thải hoặc đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với lao động nữ vì lý do có thai, kết hôn, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, (trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt họat động). Nếu bị cho nghỉ việc vì lý do trên, lao động nữ có quyền khởi kiện doanh nghiệp ra tòa để được bảo vệ quyền lợi.
Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ
“3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.”
Như vậy nếu bạn đặt ra bản cam kết như trên là chưa hợp lí theo quy định của pháp luật. Công ty bạn nên lựa chọn người lao động và có những thỏa thuận phù hợp hơn.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc