- Em trai tôi 14 tuổi điều khiển xe máy trên 50cm3 bị CSGT giữ lại. Em tôi mắc những lỗi sau: Không có giấy phép lái xe, không mũ bảo hiểm, chưa đủ tuổi. Vậy mức phạt của em tôi sẽ ra sao? Em tôi có phải là người đến nộp phạt không?
Ảnh minh họa |
Luật Giao Thông đường bộ 2008 có quy định về điều kiện của người lái xe tham gia giao thông, theo đó người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ theo quy định Điều 58, Điều 60 Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về độ tuổi lái xe như sau:
"1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
Trường hợp không đủ tuổi để điều khiển các loại xe như trên (đồng nghĩa với việc chưa được cấp GPLX) thì các bạn đã vi phạm, có thể bị xử phạt. Theo Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới:
1. Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.
Việc xử phạt đối với hành vi điều khiển xe mô tô không có giấy phép lái xe như sau:
Dưới 16 tuổi thì sẽ không bị phạt tiền mà chỉ bị phạt cảnh cáo, cảnh cáo bằng văn bản và ra Quyết định xử phạt. Đối với các lỗi vi phạm giao thông khác dựa theo quy định tại Khoản 3, Điều 134, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:
Trường hợp nếu chưa đủ 18 tuổi hoặc không có bằng lái (trừ xe gắn máy, dưới 50cm3) thì nghĩa là không đủ điều kiện lái xe, người giao xe (chủ xe) cho người vi phạm sẽ bị phạt theo quy định tại Điểm đ, Khoản 4, Điều 30, Nghị định 46/2016/NĐ-CP:
"4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
đ) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng)."
Như vậy, nếu chưa đủ tuổi; không có GPLX thì ngoài việc người điều khiển bị phạt ra,người giao xe cũng bị liên đới trách nhiệm và bị phạt.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Cảnh sát cơ động có quyền xử phạt giao thông
Hôm trước em đi làm về muộn lúc 12 giờ đêm thì có xe CSCĐ yêu cầu em dừng xe, kiểm tra giấy tờ bao gồm: bằng lái, giấy tờ xe và bảo hiểm.
Người "phê" ma túy bị cấm tham gia giao thông
Luật giao thông có quy định nhiều hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông. Bạn hãy làm trắc nghiệm sau để tránh vi phạm nhé.
Ngã xe khâu 21 mũi vẫn bị xử phạt vi phạm luật giao thông
Hôm trước trên đường đi làm về, khi đang điều khiển xe máy thì vợ tôi xảy ra va chạm với một xe ô tô con, do chiếc xe đó chuyển làn đường không xi nhan. Vợ tôi không kịp xử lý đã đâm trực diện vào đuôi xe đó.