Pháp luật cấm kết hôn trong những trường hợp nào sau đây:

A. Giữa người đang có vợ và đang có chồng.

B. Người mất năng lực hành vi dân sự.

C. Người có dòng máu về trực hệ; có họ trong phạm vi ba đời

D. Tất cả các trường hợp trên đều bị cấm.

Đáp án:

Việc kết hôn phải được đăng ký với cơ quan nào?

A. Thôn, bản, khối phố.

B. UBND cấp xã của 01 trong hai bên nam, nữ.

Đáp án: Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 17 Luật Hộ tịch năm 2014 thì thẩm quyền đăng ký kết hôn thuộc về Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.

C. UBND cấp huyện của 01 tronghai bên nam, nữ.

D. Nhà thờ

 

Vợ chồng đã ly hôn nay muốn kết hôn lại có cần phải đăng ký kết hôn không?

A. Không đăng ký

B. Phải đăng ký

Đáp án: Căn cứ theo quy định tại khoản 2, Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc đăng ký kết hôn lại thì trường hợp vợ và chồng đã ly hôn và muốn kết hôn lại thì phải đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền.

C. Không đăng ký nhưng phải báo cáo UBND cấp xã.

D. Không đăng ký nhưng phải báo cáo thôn, khối phố.

 

Khi tổ chức đăng ký kết hôn, hai bên nam nữ bắt buộc phải có mặt không?

A. Bắt buộc hai bên nam nữ phải có mặt

B. Chỉ cần một trong hai bên có mặt là được

Đáp án: Căn cứ theo quy định tại khoản 2, Điều 6, Luật Hộ tịch 2014 thì trong trường hợp kết hôn thì hai bên nam nữ phải trực tiếp thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Việc trực tiếp thực hiện đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký hộ tịch nhằm đảm bảo điều kiện kết hôn tự nguyện khi kết hôn.

C. Cả hai bên vắng mặt cũng được nhưng phải ủy quyền cho người khác

D. Tùy từng trường hợp có thể đến, có thể không

 

Cơ quan nào có thẩm quyền hủy kết hôn trái pháp luật

A. UBND cấp xã nơi đã đăng ký kết hôn

B. Hội Liên hiệp phụ nữ

C. Cơ quan bảo vệ và chăm sóc trẻ em

D. Tòa án nhân dân

Đáp án: Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 11, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về xử lý việc kết hôn trái pháp luật thì Tòa án nhân dân có thẩm quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật.

PV