Hiện tại gia đình tôi muốn lấy lại phần đường đó để sử dụng vào mục đích xây dựng thì cần những thủ tục như thế nào? Nhờ luật sư tư vấn giúp.

Luật sư tư vấn:

Bộ luật dân sự 2015 tại Điều 254. Quyền về lối đi qua

Điều 254. Quyền về lối đi qua

1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

{keywords}
Ảnh minh hoạ

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.

Trong trường hợp của bạn, bạn cần phải xem xét lối đi này có thuộc trường hợp bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà chỉ có duy nhất lối đi chung với nhà bạn là lối ra hay không. Trường hợp phần đường gia đình bạn là lối đi duy nhất của hai gia đình đó thì bạn nên thoả thuận về việc xây dựng mà vẫn để lại phần lối đi cho các gia đình đó. Còn nếu hai gia đình đó có lối đi khác thì gia đình bạn hoàn toàn có quyền lấy lại do phần đường này gia đình bạn đã được cấp sổ đỏ. Bạn nên thoả thuận với gia đình về việc xây dựng trên lối đi. Nếu như giữa gia đình bạn và hai gia đình bên cạnh có tranh chấp với nhau về lối đi chung này, hai gia đình không trả lại phần đất đó mà hai bên không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.

Về trình tự, thủ tục, trước hết gia đình cần đưa tranh chấp này lên UBND xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải (Khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013).

Trường hợp 1: Hòa giải thành

Khoản 5 Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định:

"Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất."

Trường hợp 2: Hòa giải không thành

 Căn cứ Điều 203 Luật Đất đai 2013, tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành được giải quyết như sau:

“1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành”.

Về việc xác định Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, điểm c Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định: “Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết”.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An,Thanh Xuân

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Anh em tranh chấp vì cha mẹ không để lại di chúc

Anh em tranh chấp vì cha mẹ không để lại di chúc

Cha mẹ tôi để lại một căn nhà nhưng không có di chúc. Hiện tại anh em trong gia đình đang xảy ra tranh chấp, cãi nhau rất nhiều. Ai cũng bảo nhà lẽ ra thuộc về mình vì đã có công này kia.