Theo quy định của Điều 65 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 và Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 thì Án treo được hiểu là việc tạm thời miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, là hình phạt đối với người vi phạm luật ở mức độ ít nghiêm trọng, bị xử phạt tù không quá ba năm, có nhân thân tốt, có nhiều tình tiết giảm nhẹ (từ 02 tình tiết trở lên), và xét thấy không cần phải cách ly người phạm tội ra khỏi xã hội mà vẫn có thể cải tạo được thì tòa án cho hưởng án treo. Đồng thời, Tòa cũng ấn định thời gian thử thách 01 năm đến 05 năm và người hưởng án treo phải thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.

{keywords}
Ảnh minh họa

“Điều 65. Án treo

1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.

2. Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.

3. Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này.

4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.

5. Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.”

Vậy có thể thấy luật đã quy định người hưởng án treo phải thực hiện các nghĩa vụ dưới sự giám sát, quản lý và giáo dục tại địa phương mình cư trú.

Tư vấn bởi Luật sư Nguyễn Kim Định – Trưởng Văn Phòng Luật Sư Đồng Minh, Gò Vấp, Tp.HCM, thuộc Cộng đồng Luật sư IURA.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Đang hưởng án treo thì tái phạm tội đánh bạc

Đang hưởng án treo thì tái phạm tội đánh bạc

Em đang trong giai đoạn thụ án treo 3 năm và 7 năm thử thách vì tội đánh bạc nhưng vừa rồi lại tái phạm, trên bàn bạc lúc bị bắt là 1.2 triệu đồng.