Tại Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành có quy định 79 nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con của lao động nữ và lao động nam như sau:
Đối với lao động nữ, Tại Phần I Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH về Danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi quy định các nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản của lao động nữ theo quy định tại khoản 1 Điều 142 của Bộ luật lao động đã quy định 55 nghề, công việc được coi là có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con của lao động nữ ví dụ như:
Trực tiếp nấu chảy và rót kim loại nóng chảy ở các lò: Cán kim loại nóng (trừ kim loại màu); Trực tiếp luyện quặng kim loại màu (đồng, chì, thiếc, thủy ngân, kẽm, bạc); Đốt lò luyện cốc; Hàn trong thùng kín, hàn ở vị trí có độ cao trên 10m so với mặt sàn công tác; Khoan thăm dò, khoan nổ mìn bắn mìn;
Ảnh minh họa |
Các công việc sơn, sửa, xây, trát, vệ sinh, trang trí trên mặt ngoài các công trình cao tầng (từ tầng 3 trở lên hoặc ở độ cao trên 12m so với sàn công tác) không có máy, cẩu nâng hoặc giàn giáo kiên cố; Mò vớt gỗ chìm, cánh kéo gỗ trong âu, triền đưa gỗ lên bờ; Tiếp xúc trực tiếp với sơn trong quá trình sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ sơn mài, tranh sơn mài; Xiếc (mạo hiểm, uốn dẻo, xiếc thú, đế trụ); Múa rối nước…..
Với 55 công việc theo Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH còn ban hành 38 công việc ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con đối với lao động nữ trong thời gian họ có thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Như các công việc ở môi trường lao động bị ô nhiễm bởi điện từ trường nằm ngoài giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh lao động (như công việc ở các đài phát sóng tần số ra-đi-ô (radio), đài phát thanh, phát hình và trạm ra-đa (radar), trạm vệ tinh viễn thông).
Tiếp xúc trực tiếp (bao gồm cả sản xuất, vận chuyển, bảo quản, sử dụng) với các hóa chất trừ sâu, trừ cỏ, diệt mối mọt, diệt chuột, trừ muỗi, diệt côn trùng và các hóa chất khác có khả năng gây biến đổi gen và ung thư.
Trực tiếp tiếp xúc với các hóa chất ảnh hưởng xấu tới thai nhi và sữa mẹ. Các công việc tiếp xúc với dung môi hữu cơ như: ngâm tẩm tà vẹt, trải nhũ tương giấy ảnh, in hoa trên màng mỏng, in nhãn trên giấy láng mỏng, cán ép nhựa phenol, vận hành nồi đa tụ keo phenol.
Các công việc trong sản xuất cao su: phôi liệu, cân đong, sàng sẩy hóa chất làm việc trong lò xông mủ cao su. Làm việc trong môi trường thiếu dưỡng khí; trong nhà xưởng nơi có nhiệt độ không khí từ 40°C trở lên về mùa hè và từ 32°C trở lên về mùa đông.
Làm việc trong môi trường lao động có độ rung cao hơn giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh lao động; sử dụng các loại máy, thiết bị có độ rung toàn thân và rung cục bộ cao hơn giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh lao động…
Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc thực hiện danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con. Người sử dụng lao động có trách nhiệm:
Thực hiện công bố công khai để người lao động biết về những nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con đang có tại nơi làm việc (sau đây gọi tắt là nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con);
Cung cấp đầy đủ thông tin về tác hại cũng như các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại của các nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con để người lao động lựa chọn, quyết định làm việc;
Thực hiện khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc, khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp và bảo đảm điều kiện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật, khi sử dụng người lao động làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Thỏa thuận về bảo vệ bí mật kinh doanh
Tôi thành lập một doanh nghiệp sản xuất và cần tuyển dụng nhân sự mảng kỹ thuật. Tuy nhiên bên tôi có nhu cầu cần bảo vệ bí mật công nghệ. Tôi có thể yêu cầu người lao động giữ bí mật công việc không?