Luật sư tư vấn:

Luật trẻ em 2016 quy định Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em. Theo đó, Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm: 3. Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em.

{keywords}
Hành vi đánh trẻ em có thể bị phạt đến 10 triệu đồng

Điểm a Khoản 2 Điều 27 Nghị định 144/2013 quy định xử phạt vi phạm quy định về cấm ngược đãi trẻ em, lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi, ngăn cản trẻ em tham gia hoạt động xã hội.

Điều 27. Vi phạm quy định về cấm ngược đãi trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi; ngăn cản trẻ em tham gia hoạt động xã hội

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em;

Như vậy, hành vi đánh trẻ em ở trường mầm non đã xúc phạm về thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em. Do đó người đàn ông sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Ngoài ra còn phải chịu biện pháp khắc phục hậu quả như chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại Khoản 2 Điều 27 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

Hành vi bạo hành đối với trẻ em là hành vi bị nghiêm cấm, pháp luật nghiêm khắc với hành vi bạo hành đối với trẻ em.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Chồng là chủ tịch HĐQT, vợ không được làm kế toán trưởng?

Chồng là chủ tịch HĐQT, vợ không được làm kế toán trưởng?

Chồng tôi là chủ tịch Hội đồng quản trị công ty TNHH hai thành viên. Xin hỏi tôi có được làm kế toán trưởng công ty của chồng không?