Trường hợp này tôi có được giải quyết không? Quyền lợi của tôi khi chấm dứt HĐLĐ như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Thông tin bạn nêu không rõ bạn là viên chức hay là người lao động làm việc theo hợp đồng. Theo quy định của Luật viên chức 2010, viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Vấn đề này phải xem xét 2 trường hợp:
- Trường hợp 1: Người lao động có thể coi là viên chức nếu được điều chuyển từ đơn vị sự nghiệp công lập để quản lý hoặc thực hiện công việc cụ thể tại công ty.
Về chế độ: Đối với những quy định về quyền lợi của viên chức thì thực hiện tại các quy định liên quan đến viên chức cụ thể tại các văn bản hướng dẫn Luật Viên chức:
Ảnh minh họa |
Theo Luật Viên chức tại Điều 29 thì Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.
Thủ tục giải quyết thôi việc được thực hiện theo Nghị Định 115/2020/NĐ-CP tại Điều 57. Giải quyết thôi việc đối với viên chức
1. Viên chức được giải quyết thôi việc trong các trường hợp sau:
a) Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 29 Luật Viên chức;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức khi có một trong các trường hợp quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 29 Luật Viên chức và khoản 4 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
c) Đơn vị sự nghiệp công lập không ký tiếp hợp đồng làm việc với viên chức khi kết thúc hợp đồng làm việc xác định thời hạn.
3. Thủ tục giải quyết thôi việc:
a) Trường hợp viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc thì phải thông báo bằng văn bản gửi cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết theo quy định tại khoản 6 Điều 29 Luật Viên chức.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của viên chức, nếu đồng ý cho viên chức thôi việc thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hợp đồng làm việc và giải quyết chế độ thôi việc cho viên chức theo quy định. Trường hợp không đồng ý cho viên chức thôi việc thì phải trả lời viên chức bằng văn bản và nêu rõ lý do theo quy định.
b) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc không ký tiếp hợp đồng làm việc với viên chức thì đồng thời phải giải quyết chế độ thôi việc cho viên chức theo quy định.
Trợ cấp thôi việc đối với viên chức thôi việc Đối với thời gian công tác của viên chức từ ngày 31 tháng 12 năm 2008 trở về trước được tính như sau: Cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 tháng lương hiện hưởng, gồm: Mức lương theo chức danh nghề nghiệp, phụ cấp chức vụ quản lý, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương
- Trường hợp 2: Người lao động được tuyển dụng tại công ty và hưởng lương của công ty thì không được coi là viên chức.
Về chế độ lương, thưởng, trợ cấp khi nghỉ việc và các chính sách khác thì như người lao động thông thường và thực hiện theo quy định tại Bộ luật lao động 2019
Khi chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật thì người lao động sẽ được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm khi đáp ứng đủ các điều kiện theo Điều 46 Bộ Luật lao động 2019 cụ thể mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. Tuy nhiên, khi nghỉ việc nếu là hợp đồng không xác định thời hạn bạn cần lưu ý thời gian báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất 45 ngày.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Điều kiện để doanh nghiệp đầu tư bất động sản
Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã (trừ trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên).