- Tôi đang chuẩn bị xin việc cho con gái tôi vào làm việc tại cơ quan nhà nước ở Hà Nội thông qua một người môi giới tên Phương. Chị ấy bảo tôi làm hồ sơ cho cháu rồi đưa cho chị để chị cầm đi đến cơ quan tuyển dụng nộp. Khi nào họ xét được thì chuyển tiền cho chị ấy 50%. Khi có quyết định thì chuyển tiếp 50% còn lại. Xin hỏi tôi phải viết giấy như thế nào để tiền đặt cọc 50% của tôi đúng pháp luật để nếu bên kia không thực hiện đúng tôi có thể lấy lại được tiền ạ?

Bé gái ung thư cười tươi đón nhận tấm lòng bạn đọc

Gia cảnh đáng thương của hai vợ chồng chết cháy gần Viện Nhi

{keywords}
Ảnh minh họa

Theo thông tin bạn cung cấp, chúng tôi hiểu rằng bạn đang muốn dùng tiền tác động để con gái bạn được vào làm việc tại cơ quan nhà nước. Hành vi của bạn có đủ dấu hiệu cấu thành tôi "Đưa hối lộ" theo quy định tại Điều 364 Bộ Luật Hình Sự, cụ thể:

"1. Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

b) Lợi ích phi vật chất.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

c) Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

đ) Phạm tội 02 lần trở lên;

e) Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

3. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

4. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt từ tù 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

6. Người nào đưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế công, người có chức vụ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này.

7. Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ".

Do đó, sẽ không có bất cứ cách thức nào để có thể bảo vệ quyền lợi của bạn trong trường hợp này. Chúng tôi khuyên bạn nên chấm dứt ngay lập tức hành vi sai phạm này trước khi bị điều tra, truy tố trước pháp luật.

Tư vấn bởi Luật sư Hoàng Tuấn Anh, Công ty Luật Themis, SĐT: 0986663459.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Mất 200 triệu xin việc, cuối cùng vẫn thất nghiệp

Mất 200 triệu xin việc, cuối cùng vẫn thất nghiệp

Người quen giới thiệu, hứa sẽ “xin” được vào nhà nước cho chị tôi làm với điều kiện đưa cho họ số tiền khoảng 300 triệu để làm chi phí đi lại. Bố tôi đưa trước cho họ 200 triệu đồng...

Muốn có việc làm phải tránh… có thai?

Muốn có việc làm phải tránh… có thai?

Công ty tôi đang có ý định làm một bản cam kết, theo đó, công nhân phải đảm bảo sau 9 tháng kể từ ngày bắt đầu hợp đồng làm việc mới được phép sinh con.

Công ty bỗng nhiên cho thôi việc: người lao động bất lực

Công ty bỗng nhiên cho thôi việc: người lao động bất lực

Tới tháng thứ 4, công ty đề nghị tôi thôi việc nhưng lại không có văn bản chính thức, chỉ nói với quản lý trực tiếp của tôi và từ quản lý nói xuống tôi.