Năm 2010 mẹ tôi mất để lại một ngôi nhà cho hai chị em tôi chia nhau, mỗi người một nửa. Do tôi mang quốc tịch Nga nên không thể đứng tên sổ đỏ ngôi nhà mà để chị gái đứng tên, khi nào bán được sẽ chia tiền cho tôi sau. Nay tôi làm ăn khó khăn, muốn chị tôi bán nhà để lấy tiền nhưng chị tôi không chịu, còn nói giờ đã là nhà của chị, do chị đứng tên, tôi không có quyền đòi. Xin hỏi luật sư giờ tôi không có di chúc (do mẹ tôi di chúc miệng, chỉ có người thân trong nhà mới biết) thì tôi có thể đòi lại một nửa căn nhà được không?
Ảnh minh họa |
Do mẹ của bạn mất đi không để lại di chúc nên theo quy định tại Điều 650 Bộ Luật Dân Sự, tài sản mẹ bạn để lại sẽ được chia theo pháp luật.
Bạn không thông tin rõ về những người thừa kế khác trong gia đình nên chúng tôi giả định mẹ bạn chỉ có 2 người thừa kế theo pháp luật là bạn và chị bạn. Theo quy định tại khoản 2 Điều 651 Bộ Luật Dân Sự thì bạn và chị bạn được hưởng kỷ phần bằng nhau trên di sản mẹ bạn để lại. Do bạn mang quốc tịch nước ngoài nên theo quy định tại khoản 3 Điều 186 Luật đất đai 2013, bạn không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với tài sản mẹ bạn để lại nhưng bạn vẫn có quyền được hưởng giá trị từ tài sản đó. Nói cách khác bạn có quyền chuyển nhượng phần tài sản mà mẹ bạn để lại để được nhận giá trị từ phần tài sản đó.
Việc chị bạn không cho bạn hưởng thừa kế đối với phần di sản mẹ bạn để lại là không phù hợp với quy định pháp luật. Để bảo vệ quyền lợi của mình, bạn có thể tiến hành khởi kiện vụ việc tới Toà Án Nhân Dân có thẩm quyền để giải quyết theo quy định pháp luật.
Tư vấn bởi Luật sư Hoàng Tuấn Anh; Công ty Luật Themis; SĐT: 0986663459
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Di chúc chưa chứng thực có được coi là hợp pháp?
Ông tôi trước khi chết đã soạn sẵn một tờ di chúc chia tài sản cho con cháu. Vậy khi ông mất đi tờ di chúc này có được coi là hợp pháp chia tài sản theo di chúc này hay không?
Lập di chúc thế nào mới đúng pháp luật?
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Bộ luật Dân sự 2015, quy định về quyền để lại di chúc để định đoạt tài sản của mình.
Có thể lập di chúc định đoạt việc chôn cất?
Bố tôi đã mất được gần ba năm nay, để lại di chúc. Trong di chúc bố tôi có ghi rõ rằng mọi công việc của bố tôi là để cho tôi giải quyết.