- Cửa hàng tiện lợi gần nhà tôi bắt quả tang một người đang ăn trộm hàng hóa bên họ với trị giá gần 3 triệu đồng. Thay vì báo công an, chủ cửa hàng trói trộm lại, đánh tới tấp vào mặt và chụp ảnh, bêu tên lên facebook, dán ảnh khắp đường phố. Xin hỏi hành vi của chủ cửa hàng như vậy có đúng không? Người ăn trộm có được quyền kiện lại không thưa luật sư?
Xử lý thế nào với hành vi pha chế, buôn bán rượu giả
Nhắn tin đe dọa người khác có phạm tội?
Bị di chứng phẫu thuật, thi bằng lái xe A1 được không?
Ảnh minh họa |
Theo quy định tại Điều 111 Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự về trường hợp bắt người phạm tội quả tang thì:
"1. Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
2. Khi bắt người phạm tội quả tang thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.
3. Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu, bảo vệ hiện trường theo qu y định của pháp luật; giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền".
Như vậy trong trường hợp phát hiện có người ăn trộm, chủ cửa hàng có quyền "bắt và giải ngay người bị bắt" đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát, UBND nơi gần nhất. Luật không cho phép chủ cửa hàng có hành vi giam giữ, đánh đập, công khai danh tính của người phạm tội trên phương tiên truyền thông, các trang mạng xã hội...
Những hành vi trên, tuỳ từng trường hợp có thể bị truy tố với các tội danh sau: "Tội bắt, giữ, hoặc giam người trái pháp luật" theo quy đinh tại Điều 157 Bộ Luật Hình Sự; "Tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ của người khác" theo quy định tại Điều 134 Bộ Luật Hình Sự hoặc "Tội làm nhục người khác" theo quy định tại Điều 155 Bộ Luật Hình Sự.
Trên thực tế những năm gần đây tại nhiều tỉnh thành xảy ra sự việc người dân bắt trộm sau đó bắt giữ, đánh đập gây thương tích thậm chí cố tình đánh chết kẻ phạm tội. Những hành vi này tuỳ từng mức độ đều đã bị xử lý trước pháp luật. Vì vậy, cần lưu ý trong trường hợp bắt được người phạm tội quả tang, người dân cần ngay lập tức thông báo hoặc dẫn giải người bị bắt đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo đúng quy định pháp luật.
Tư vấn bởi Luật sư Hoàng Tuấn Anh, Công ty Luật Themis, SĐT: 0986663459.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Tiêu tiền nhặt được, dễ phạm tội trộm cắp
Tuần trước anh tôi gặp tai nạn, ngã xe trên đường Minh Khai (Hà Nội). Trong lúc ngã xe anh tôi bị văng một chiếc điện thoại iphone 7 plus, một ví tiền trong đó có 15 triệu đồng tiền mặt cùng giấy tờ tùy thân.
Băn khoăn khi phát hiện hàng xóm câu trộm điện
Tôi phát hiện ra hàng xóm câu trộm điện từ dây điện bên ngoài, không rõ là câu của nhà nào. Tuy nhiên do ở sát vách nên tôi sợ nếu làm như vậy gây ra rò rỉ điện thì sẽ ảnh hưởng đến gia đình mình.
Mức phạt đối với hành vi ăn trộm 19 triệu đồng
Em trai tôi 16 tuổi, ăn trộm một chiếc laptop trị giá 19 triệu đồng bị phát hiện. Xin hỏi nếu đưa ra công an em tôi có bị đi tù không? Chiếc laptop đó hiện đã trả lại người bị mất.