Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014, có hiệu lực từ ngày 01/01/2016, người lao động nước ngoài nếu được cấp giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định pháp luật bắt đầu từ ngày 01/01/2018.

Chế độ BHXH cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được quy định tại Nghị Định 143/2018/NĐ - CP do Chính phủ ban hành vào 15/10/2018 và Luật an toàn, vệ sinh lao động về BHXH bắt buộc đối với lao động nước ngoài. Trong đó, đáng chú ý nhất là các quyền đóng BHXH và các chế độ cho công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Người lao động nước ngooài phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động theo Nghị Định 143/2018/NĐ – CP tại Điều 2. Đối tượng áp dụng:

1. Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

{keywords}
Ảnh minh họa

Tại Điều 17 Luật Bảo hiểm 2014 có quy định các hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia bảo hiểm bắt buộc: 

“1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

3. Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

4. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

8. Báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.”

Tại Điều 122 Luật Bảo hiểm 2014 có quy định về việc xử lý vi phạm pháp luật đối với bảo hiểm xã hội:

“3. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.”

Vậy, công ty bạn không đóng BHXH bắt buộc cho người lao động là người nước ngoài trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến năm 2019 là vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội. Công ty của bạn có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 122 Luật Bảo hiểm 2014 và Điều 38 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Công ty sẽ bị phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng, phải truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng và phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng BHXH.

Công ty nên chuẩn bị đóng BHXH với các giấy tờ cần chuẩn bị đối với Bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người nước ngoài:

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, lao động nước ngoài bắt buộc phải tham gia BHXH khi:

- Có giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;

- Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

Để tham gia BHXH, cả người lao động và đơn vị sử dụng lao động nước ngoài đều phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo hướng dẫn tại Quyết định 595/QĐ-BHXH, cụ thể:

- Với người lao động: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS).

- Với đơn vị sử dụng lao động:

+ Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK3-TS);

+ Danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Mẫu D02-TS);

+ Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).

Việc tuân thủ pháp luật lao động đối với người lao động nước ngoài là cần thiết và đảm bảo chế độ cho người lao động.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Nói xấu người khác gây hậu quả sẽ bị xử phạt

Nói xấu người khác gây hậu quả sẽ bị xử phạt

A nhắn tin cho B với nội dung nói xấu D. B chụp đoạn tin nhắn gửi cho C. C gửi đoạn tin nhắn đó cho D. Vậy hành vi của B, C có phạm tội không?