- Tôi cho chị A mượn 100 triệu đồng, có ghi giấy vay và photo CMND. Sau đó tiếp tục cho chị A vay thêm 150 triệu không viết giấy vay nhưng được xác nhận vay qua tin nhắn điện thoại facebook và zalo. Tiền được chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng của chị đó cũng có biên lai của ngân hàng. Bây giờ chị A cố tình không trả, cứ hứa hẹn 1 tuần sẽ trả đến nay đã 3 tháng. Vậy tôi có đủ cơ sở pháp lý để kiện người này lên tòa án quận hay không? Xin cảm ơn!

{keywords}
Ảnh minh họa

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 tại Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Theo quy định trên thì hợp đồng vay không bắt buộc phải lập văn bản, khi thỏa thuận giữa các bên, bên cho vay đã giao tài sản cho bên vay thì khi đến hạn trả bên vay phải hoàn trả cho bên vay.

Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Về nghĩa vụ trả nợ bên vay phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Căn cứ khi khởi kiện đòi nợ vay.

Bạn nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nơi bị đơn – người vay cư trú. Hồ sơ khởi kiện tại Tòa án khi khởi kiện vụ án dân sự bao gồm:- Đơn khởi kiện (theo mẫu);- Các tài liệu liên quan đến vụ kiện;

Về các tài liệu chứng minh cho quan hệ vay bao gồm:

- Giấy vay và photo CMND;

- Đối với vay qua tin nhắn điện thoại cả facebook và zalo và được chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng (có biên lai của ngân hàng) thì bạn cần xuất trình văn bản trình bày về xuất xứ của tin nhắn  Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 tại Điều 95. Xác định chứng cứ

1. Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.

2. Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.

3. Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Căn cứ Điều 95 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì văn bản tin nhắn điện thoại, zalo được coi là chứng cứ nếu xuất trình kèm theo nó là văn bản trình bày của bạn về xuất xứ của tài liệu khi bạn thu hình, văn bản, thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử dưới dạng tin nhắn điện thoại, tin nhắn zalo.

Bạn có thể nộp đơn khởi kiện để đòi lại số tiền đã cho vay tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người vay cư trú, làm việc hoặc nơi người vay có tài sản giải quyết (theo điểm a khoản 1 Điều 39 và điểm a khoản 1 Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015).

Luật sư Phạm Thị  Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Sức khỏe yếu, xin được... trốn nợ

Sức khỏe yếu, xin được... trốn nợ

Khi bị đòi tiền tôi đã trốn tránh và không nghe điện thoại. Tôi biết là hành vi này không đúng pháp luật nhưng vì bị hăm dọa nên tôi không biết phải làm sao.

Mẹ bỏ trốn, con bị chủ nợ uy hiếp

Mẹ bỏ trốn, con bị chủ nợ uy hiếp

Mẹ tôi vay tiền với lãi suất cao nhưng sau đó không trả được, phải bỏ trốn. Sự việc mượn tiền tôi không hề hay biết nhưng lại bị chủ nợ của mẹ ngày đêm tìm đến đe dọa, uy hiếp người thân trong gia đình.

Hết cách, tôi đành đòi nợ trên facebook

Hết cách, tôi đành đòi nợ trên facebook

Tôi có cho một người nợ một khoản tiền là 82 triệu đồng. Tôi đòi mãi không được, giờ tôi đăng tin lên facebook để đòi nợ có được không?