- Gia đình tôi có 7 người, tôi là con gái út trong nhà. Ba tôi năm nay 85 tuổi. Mẹ tôi đã mất năm 1997. Năm 2013 ba tôi có mua 1 căn nhà tại quận Tân Phú và hiện đang sống với chị gái tôi (vẫn độc thân). Căn nhà này là tiền của ba tôi dành dụm và ba có cho chị gái đứng chung tên trên sổ hồng.
Do cần tiền làm ăn, chị gái đã thuyết phục ba tôi chuyển 1/2 căn nhà trên cho chị để việc vay nợ ngân hàng được thuận lợi. Ban đầu ba tôi không đồng ý nhưng chị đã thuyết phục nhiều lần và cuối cùng ba đã đồng ý ra phường làm tặng cho cho chị. Tuy nhiên thì trên tinh thần ba tôi chỉ cho chị đứng tên và chỉ cho chị hưởng 1/3 căn nhà thôi. Còn lại là cho tôi và các anh chị em khác. Chị tôi đã viết 1 bản cam kết và xác nhận nội dung là căn nhà trên là của ba và phần tài sản được hưởng là 1/3.
Nhưng vừa qua, ba tôi muốn bán căn nhà đi mà chị không đồng ý cho bán. Tôi đem tờ cam kết của chị ra phường thị họ nói tờ giấy đó ko có giá trị về mặt pháp luật và tài sản này thuộc về chị.
Hiện nay gia đình rất lo lắng và ko biết giải quyết thế nào. Mong các luật sư chỉ giúp. Tôi xin thay mặt gia đình chân thành cám ơn. Và mong được hồi đáp.
Ảnh minh họa |
Luật Đất Đai 2013 tại Điều 98 khoản 2: Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.
Căn cứ Bộ Luật Dân Sự 2015 Điều 212. Sở hữu chung của các thành viên gia đình
1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này.
Căn cứ theo quy định trên việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Ba bạn đã tặng cho chị gái ½ căn nhà vì vậy trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Anh trai bị down, em gái có thể trông coi phần thừa kế
Mẹ tôi mất để lại sổ đỏ đứng tên bà. Theo di chúc, bà để lại cho tôi ½ mảnh đất, ¼ cho người anh trai bị down và ¼ cho con gái nuôi; trong đó phần của anh trai tôi ghi để chị gái nuôi quản lý.
Con gái nợ nần, mẹ truất quyền thừa kế
Cha mẹ tôi có 3 người con. Năm 1987 cha mẹ tôi ly dị, tòa phân chia quyền nuôi con như sau: tôi và em trai út ở cùng mẹ, em gái thứ hai ở với bố.