Luật sư tư vấn:

Đối với câu hỏi của bạn có các trường hợp để giải quyết cụ thể như sau:

+ Trường hợp 1: Vợ chồng bạn đã đăng ký kết hôn tại chính quyền địa phương ngay sau khi làm đám hỏi. Với trường hợp này thì căn nhà mua trong thời kỳ hôn nhân được coi là tài sản chung của hai vợ chồng (trừ trường hợp có căn cứ chứng minh số tiền mua nhà có từ trước thời kỳ hôn nhân). Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Luật hôn nhân gia đình 2014 về việc đứng tên trong sổ đỏ như sau:

“Điều 34. Đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung

1. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

{keywords}
Ảnh minh họa

2. Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này; nếu có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này.”

Như vậy, theo quy định trên, mặc dù chồng bạn đứng tên trong sổ đỏ giao dịch liên quan đến việc mua bán, chuyển nhượng, cầm cố, … đều phải có sự đồng ý của bạn. Bạn có thể yêu cầu cơ quan nhà nước cấp lại sổ đỏ mang tên cả 2 vợ chồng. Đối với tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân theo quy định chia 1/2 khi ly hôn có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên.

+ Trường hợp 2: Vợ chồng bạn chưa đăng ký kết hôn và hoàn toàn số tiền xây nhà bạn bỏ ra đều là tài sản riêng. Việc chưa đăng ký kết hôn sẽ dẫn đến các tài sản hình thành trong thời gian này đều không được coi là tài sản chung trong thời kì hôn nhân. Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 221 Bộ luật dân sự 2015:

“Điều 221. Căn cứ xác lập quyền sở hữu

Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong trường hợp sau đây:

2. Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.”

Theo quy định trên thì việc chồng bạn đứng tên trong sổ đỏ nhà ở đồng nghĩa với việc là người sử dụng đất theo quy định Luật Đất Đai. Trong trường hợp vợ chồng bạn không cưới nhau nữa thì bạn có thể thoả thuận với chồng mình về việc chia tài sản đối với ngôi nhà. Trong trường hợp không thể thoả thuận thì có thể khởi kiện tại Toà án để đòi tài sản nếu có đủ tài liệu căn cứ việc bạn mua nhà là tiền của bạn và chồng bạn chỉ là người đứng tên theo quy định tại Luật Hôn nhân gia đình 2014 tại Điều 34. Đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung

2. Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này; nếu có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này.

Thạc sỹ - Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Hồi âm đơn thư bạn đọc đầu tháng 10/2021

Hồi âm đơn thư bạn đọc đầu tháng 10/2021

Đơn thư nửa đầu tháng 10/2021 tập trung vào các vấn đề như bồi thường đất đai không thỏa đáng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, các cơ quan chức năng điều tra bỏ loạt các tình tiết không đưa vào hồ sơ...