- Tôi làm việc trong công ty có chấm công đầy đủ, thời gian chấm công tính đến 8 giờ sáng, nếu đi muộn sẽ bị phạt trừ lương.
Vợ muốn cho chồng đứng tên tài sản riêng của mình
Trái bòn bon và những điều thú vị
Thế nhưng chúng tôi thường xuyên bị ép phải ở lại làm thêm giờ, ít nhất là 1 tiếng, có hôm tận 10 giờ tối mới được về đến nhà mà không được tính tiền làm thêm giờ. Xin hỏi công ty có vi phạm pháp luật không? Công ty không có công đoàn thì chúng tôi phải làm thế nào để đòi lại quyền lợi của mình.
Ảnh minh họa |
Căn cứ theo Bộ luật lao động 2012 quy định tại Điều 128. Những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động
1. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động.
2. Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động.
Như vậy, có thể thấy rằng, việc người lao động đi làm muộn có thể sẽ bị xử lý kỷ luật theo nội quy của doanh nghiệp.
Căn cứ theo Bộ luật lao động 2012 quy định tại Điều 106. Làm thêm giờ
1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;
c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.
Căn cứ theo Nghị định Số: 45/2013/NĐ-CP ngày10 tháng 05 năm 2013 Điều 4. Làm thêm giờ
1. Số giờ làm thêm trong ngày được quy định như sau:
a) Không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; khi áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày;
b) Không quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.
2. Việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm được quy định như sau:
a) Các trường hợp sau đây được tổ chức làm thêm:
- Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, chế biến nông, lâm, thủy sản;
- Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
- Các trường hợp khác phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn.
b) Khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quản lý nhà nước về lao động tại địa phương.
3. Thời gian nghỉ bù theo Điểm c Khoản 2 Điều 106 của Bộ luật lao động được quy định như sau:
a) Sau mỗi đợt làm thêm tối đa 07 ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ;
b) Trường hợp không bố trí nghỉ bù đủ số thời gian thì phải trả lương làm thêm giờ theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật lao động.”
Đối với trường hợp làm thêm giờ trên tự nguyện, được sự đồng ý của người lao động và hưởng mức lương hay thời gian nghỉ bù và sự đãi ngộ theo quy định của Bộ luật lao động và nội quy công ty.
Về bảo vệ quyền lợi người lao động
Căn cứ vào Khoản 3 Điều 188 Bộ luật lao động 2012: “Ở những nơi chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện trách nhiệm như quy định tại khoản 1 Điều này”.
Theo đó, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện các vai trò như: đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động; tham gia, thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động, quy chế dân chủ ở doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; tham gia, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động; đối thoại, hợp tác với người sử dụng lao động xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.
Do vậy, theo như thông tin bạn cung cấp, công ty bạn chưa có ban chấp hành công đoàn cơ sở, khi quyền và lợi ích của người lao động bị xâm phạm thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở sẽ đứng ra bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Công ty bỗng nhiên cho thôi việc: người lao động bất lực
Tới tháng thứ 4, công ty đề nghị tôi thôi việc nhưng lại không có văn bản chính thức, chỉ nói với quản lý trực tiếp của tôi và từ quản lý nói xuống tôi.
Chấm dứt HĐLĐ với lao động nữ nghỉ thai sản
Em là nhân viên hợp đồng công nhật thuộc loại hợp đồng không xác định thời hạn. Sau khi em nghỉ thai sản 06 tháng, khi trở lại làm việc thì cơ quan ra thông báo cho nghỉ việc.
Chưa có bảo hiểm, tai nạn lao động có được bồi thường?
Chồng em làm trong công ty không may xảy ra tai nạn nhưng chưa có bảo hiểm, công ty có bồi thường nhưng vợ chồng em có 2 con nhỏ mới 8 tuổi và 2 tuổi. Vậy công ty có hỗ trợ cho con em không ạ?