- Gia đình tôi có một miếng đất rộng gần 1.000m2. Năm ngoái ba mẹ tôi làm hợp đồng để bán đất với giá 2,2 tỷ, nhưng bên mua đề nghị chỉ ghi trong hợp đồng là 1,1 tỷ thôi để tránh nộp thuế cao.

Ba mẹ tôi tin tưởng nên đã đồng ý, bên mua đặt cọc trước 300 triệu đồng. Gia đình tôi nhận tiền và mượn thêm 300 triệu của người thân để mua nhà mới chuyển đi. Nay bên mua lật lọng, chỉ đưa ra 800 triệu rồi làm đơn kiện gia đình chúng tôi là họ đã đưa đủ 1,1 tỷ mà nhà tôi không chịu giao đất theo đúng hợp đồng.

Gia đình tôi rất tức giận, không muốn bán cho họ nữa. Xin hỏi chúng tôi có hủy được hợp đồng này và trả tiền cho họ không? Họ có quyền kiện cha mẹ tôi vì đã không bán đất không?

{keywords}

Ảnh minh họa

Theo thông tin bạn cung cấp thì hai bên mới đặt cọc tiền sau đó đã ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với số tiền thấp hơn so với số tiền thực tế thỏa thuận. Việc thỏa thuận để trốn thuế thu nhập cá nhân từ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất tiềm ẩn rủi ro.Vì vậy, khi giao dịch mua bán nhà đất, cách tốt nhất để bảo vệ mình và tránh bị thiệt hại, người mua phải yêu cầu bên bán ghi đúng giá thực tế trên hợp đồng công chứng để tránh những hệ lụy về sau. 

Bạn nên nói chuyện lại với bên bán về việc bên mua về việc thanh toán đủ tiền chuyển nhượng. Trường hợp bên mua cố tình vi phạm thỏa thuận của các bên, bạn có thể tiến hành khởi kiện đến Tòa án nhân dân nơi bên mua cư trú để yêu cầu Tòa án buộc bên mua phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng.

Quyền khởi kiện được quy định tại Điều 5 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015:

Điều 5. Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự

1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.

2. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.

Căn cứ theo quy định trên, bên bán hoặc bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự.

Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Theo đó, bạn có thể cung cấp ngoài hợp đồng công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bạn và bên mua nếu ghi giấy biên nhận số tiền thực tế đã nhận. Giấy biên nhận số tiền thực tế nhận chuyển nhượng mà bạn giữ sẽ là chứng cứ vô cùng quan trọng để bảo vệ quyền lợi của bạn.

 Theo quy định của Luật Đất Đai 2013 tại Điều 202 quy định:

Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Luật sư Phạm Thị  Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Mẹ chồng cho nhà đất, con dâu ngần ngại không dám nhận

Mẹ chồng cho nhà đất, con dâu ngần ngại không dám nhận

Tôi có 2 người con, một trai, một gái. Nay mẹ chồng tôi muốn làm làm lại sổ đỏ cho tôi là con dâu làm chủ sở hữu. Xin hỏi tôi có được quyền thừa hưởng hay không?

Thay con nộp thuế, mẹ có được đứng tên nhà đất

Thay con nộp thuế, mẹ có được đứng tên nhà đất

Vợ chồng con trai tôi kết hôn được 3 năm thì con tôi bị tai nạn đột ngột qua đời. Con dâu ôm theo cháu nội bỏ đi đến nay đã 15 năm. 

Nảy sinh mâu thuẫn, mẹ kiện con trai đòi lại nhà đất

Nảy sinh mâu thuẫn, mẹ kiện con trai đòi lại nhà đất

Vào khoảng giữa năm 2015, bà tôi có chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ba tôi thông qua hợp đồng mua bán với giá 40 triệu đồng, nhưng trên thực tế ba tôi không cần phải trả tiền vì bà cho ba tôi nhà đất.