Khuôn mặt vẫn mệt mỏi sau ca phẫu thuật cắt thận trái, chị Nguyễn Thị Thanh Bình (47 tuổi, trọ tại số 25 ngách 20 ngõ 118 phố Trương Định, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) ngân ngấn nước mắt nhìn cô con gái nhỏ. Cuộc đời chị là chuỗi những tháng ngày sóng gió, trái ngược hẳn với cái tên đang mang.
Mắc căn bệnh ung thư, chị Bình luôn đau đáu lo cho con gái |
Năm 2000, chị Bình kết hôn với một người đàn ông bằng tuổi. Sau nhiều năm không có con, đầu năm 2015, chị đến bệnh viện thực hiện can thiệp rồi mang thai ở tuổi đã ngoài 40, sinh được bé Lê Ngọc Khánh Quỳnh.
Sau ngày ly hôn chồng cũ, chị một mình nuôi con trong cảnh cơ cực. Hai mẹ con không có nhà riêng, phải đi thuê trọ khắp nơi. Mặc dù vậy, chị vẫn cố gắng dành cho con những điều tốt nhất. Niềm an ủi lớn lao khi bé Quỳnh càng lớn càng thương mẹ, sống rất tình cảm.
Giữa lúc cuộc sống còn nhiều khó khăn, tháng 7/2021, chị bất ngờ phát hiện mình mắc bệnh ung thư thận. Ngày nhận được tin dữ, chị suy sụp tinh thần nghiêm trọng. Nhìn đứa con nhỏ mới 6 tuổi, chị khóc rưng rức. Khánh Quỳnh nhìn mẹ, cô bé chưa hiểu chuyện, cúi mặt khóc theo mẹ.
Nghĩ tới con, chị cố gắng vay mượn hơn 20 triệu đồng để làm phẫu thuật cắt thận trái. Ca mổ hoàn thành cũng là lúc chị biết bệnh của mình đã bước vào giai đoạn cuối, hiện khối u đã di căn vào phổi. Sự sống đối với người mẹ đơn thân giờ đây như “chỉ mành treo chuông”.
Nhỡ một mai mẹ xấu số...
Về nhà nghỉ ngơi sau những ngày dài điều trị, chị Bình phải vay mượn thêm để đóng tiền thuê trọ. Chị vốn mưu sinh chủ yếu bằng việc bán nước ngoài đường, đợt dịch Covid-19 với biến thể Delta, cả Hà Nội áp dụng giãn cách xã hội, chị không thể tiếp tục bán hàng được. Hai mẹ con chỉ ở trong nhà, miếng ăn đều do hàng xóm giúp đỡ.
20 ngày nằm viện, chị Bình cũng phải gửi con nhờ hàng xóm trông giúp. Mọi người chẳng ai dám nói cho bé Quỳnh biết về tình trạng của chị, bởi đứa trẻ mới 6 tuổi ấy đêm nào cũng khóc vì thương nhớ mẹ.
Khi biết bệnh đã di căn vào phổi, nằm khóc trên giường, chị Bình lo lắng cho tương lai đứa con nhỏ. “Tôi cũng không biết nhỡ một mai mình xấu số, con gái sẽ ra sao nữa. Nghĩ đưa con về cho bà ngoại cũng chẳng yên vì bà ngoại đã 80 tuổi rồi, đi lại còn khó khăn nói gì đến việc lo cho cháu. Những người ruột thịt của tôi ai cũng có gia đình riêng, sợ chẳng ai lo được cho con. Con tôi lại là con gái, để bơ vơ giữa dòng đời thế này không biết sẽ ra sao”, chị ôm mặt khóc.
Hoàn cảnh mẹ con chị Bình đang rất cần được cộng đồng giúp đỡ |
Những ngày tháng tới đây, chị Bình sẽ quay lại bệnh viện để tiếp tục điều trị hoá chất. Nhà chị chẳng còn món đồ nào có giá trị để bán, trong khi đó chị vẫn đang nợ khoản tiền đóng viện phí mổ và điều trị vừa qua.
Nhìn con cười vô tư lúc học bài online trên lớp, một nỗi xót xa càng dâng lên trong lòng người mẹ khốn khổ. Chị chỉ mong được sống lâu hơn một chút, để có thể chăm sóc cô con gái còn quá non nớt của mình.
Phạm Bắc
1. Gửi trực tiếp: Chị Nguyễn Thị Thanh Bình, số 25 ngách 20 ngõ 118 phố Trương Định, phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Số điện thoại: 0918440657
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2021.318 (chị Nguyễn Thị Thanh Bình)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436.
Gia đình kiệt quệ, vợ xin cứu chồng bị suy thận biến chứng nguy kịch
Sau 12 năm chạy thận, nhiều căn bệnh biến chứng xuất hiện đẩy anh Tân rơi vào tình trạng nguy hiểm. Không những vậy, gia đình anh còn lâm vào cảnh kiệt quệ về kinh tế.