Vợ chồng chị Dung cùng quê Thanh Hóa, vào thành phố mưu sinh đã nhiều năm nay. Họ có 2 con nhỏ, con gái đầu mới 8 tuổi, con út 4 tuổi. Lương công nhân của 2 vợ chồng khoảng 15-16 triệu đồng. Vì muốn tiết kiệm tiền để nuôi con nên vợ chồng chị đã tìm căn phòng trọ ở sâu ngóc ngách thuộc phường Tân Chánh Hiệp, Q.12.
Ngày thường, số tiền ấy cũng chỉ đủ chi phí tiền trọ, gửi con út đi nhà trẻ, con gái lớn đi học, cùng với chi phí sinh hoạt của cả gia đình. May thì dư được chút ít, nhưng mỗi khi con ốm là lại phải vay mượn thêm.
Không ai muốn để con cái thiếu thốn, nhất là những điều kiện tối thiểu nhất |
Khi thành phố bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 15, vợ chồng chị Dung vẫn cố gắng đi làm để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Thế nhưng, dịch bệnh căng thẳng khiến thành phố phải thực hiện biện pháp cao hơn, lúc này, chị Dung buộc phải nghỉ việc để ở nhà chăm sóc 2 con nhỏ.
Để có thể tiếp tục đi làm, chồng chị phải ở lại công ty cùng các đồng nghiệp khác. Chưa bao giờ gia đình chị phải xa nhau lâu đến thế.
Thời gian đầu, chị Dung vẫn có thể mua đồ tích trữ trong tủ lạnh, nhưng rồi lịch giãn cách cứ kéo dài thêm, thực phẩm hết sạch, mà tiền cũng cạn. Vì không thể ra ngoài nên dù chồng chị đã ứng trước tiền lương nhưng cũng chẳng thể gửi về. Mấy mẹ con phải dựa vào sự cưu mang của chủ nhà và hàng xóm.
Chị Dung tâm sự, vì nội ngoại đều ở xa, lại khó khăn nên chẳng thể hỗ trợ. Trước khi nhận được quà của chương trình Tiếp sức đẩy lùi đại dịch cùng VietNamNet, chị vừa phải sang hàng xóm xin ít cá khô cho 2 con ăn tạm. Nhưng tụi nhỏ “chê” cá cứng quá, nhai không được, khiến người mẹ rầu rĩ không biết làm cách nào, bởi những gia đình khác ở cùng nhà trọ đều đã lâm vào khó khăn như chị.
Người dân xúc động nhận quà hỗ trợ từ chương trình |
Hàng xóm thân thiết của chị là gia đình chị Nguyễn Thị Thủy, mướn trọ tại đây cũng khá lâu. Ngày thường, chị Thủy phụ trách chăm con nhỏ 4 tuổi và đưa đón con lớn đi học tiểu học, một mình chồng chị là trụ cột kinh tế. Vốn cuộc sống phải tằn tiện mới đủ ăn, nên khi dịch ập đến, gia đình chị sớm lâm vào kiệt quệ.
Mùa dịch này, cả chị Dung và chị Thủy đều chỉ lo lắng cho những đứa trẻ. “Chúng tôi là người lớn, cơm rau đạm bạc qua ngày cũng được, nhưng con nít thì cần nhiều dinh dưỡng hơn. Nhưng những ngày gần đây, đến cả tụi nhỏ cũng không còn gì ăn nữa, đau lòng lắm”, chị Dung bày tỏ.
Bởi vậy, sau khi mở túi quà, nhìn thấy có cả thịt và sữa, người mẹ ấy đã bật khóc. Những đứa trẻ còn quá nhỏ để hiểu chuyện gì đang xảy ra, chúng chỉ mong muốn được ăn giống như những ngày bình thường. Tuy vậy, đối với người dân ở cả thành phố này, đặc biệt là những người lao động đang thất nghiệp, một bữa ăn như bao ngày trước đây lại là điều quá đỗi xa vời.
Khánh Hòa
Bạn đọc đang gặp khó khăn; các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp muốn tham gia chương trình tiếp sức, xin liên hệ với toà soạn theo cách sau:
Gọi đến tổng đài 19001081(8h-20h mỗi ngày), hoặc gửi thông tin hoàn cảnh đến email: [email protected]để đăng ký.
Quý nhà hảo tâm có thể ủng hộ theo 2 hình thức: Chuyển tiền qua tài khoản của Báo VietNamNet và ủng hộ hiện vật là lương thực, nhu yếu phẩm, máy móc, trang thiết bị y tế.
NỘI DUNG CHUYỂN KHOẢN “Ủng hộ MS 2021.Covid19”
- Tại Việt Nam: Tài khoản Báo Vietnamnet
STK: 0011002643148 - Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.
STK: 114000161718 - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Từ nước ngoài: Bank account VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - SWIFT code: BFTVVNV X
CHUYỂN TIỀN TỪ NƯỚC NGOÀI
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
Swift code: ICBVVNVX126
Liên hệ Toà soạn báo VietNamNet theo địa chỉ:
- Hà Nội: Tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- TP.HCM: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM.
"Ra ngoài sợ bệnh, ở trong này thì đói quá..."
Chương trình tiếp tục nhận được những cuộc điện thoại đề nghị hỗ trợ của người dân đang mắc kẹt giữa mùa dịch. Hy vọng của họ gửi gắm vào sự quan tâm, sẻ chia của quý bạn đọc.