- Dự án Làng Đại học Đà Nẵng được phê duyệt, công bố vào tháng 12/1997 có quy mô lớn với 300 ha đất, nằm ở địa phận vùng giáp ranh giữa phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng) và xã Điện Ngọc, huyện Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam).

TIN BÀI KHÁC

Theo đó, có gần 420 hộ dân ở phường Hoà Quý và khoảng 1.000 hộ dân ở xã Điện Ngọc bị ảnh hưởng, di dời.

Thế nhưng, đến nay đã 16 năm trôi qua, dự án vẫn còn nằm trên giấy và không biết “treo dự án” đến bao giờ, kéo theo hàng loạt hệ luỵ khác như đường giao thông nông thôn không được làm, nhà cửa không được xây cất, không được chuyển nhượng mua bán nhà đất, vấn nạn xây nhà trái phép diễn ra tràn lan trong vùng dự án… gây bức xúc trong nhân dân và chính quyền sở tại.

{keywords}

Xây nhà trái phép tràn lan trong vùng Dự án Làng Đại học Đà Nẵng

Trong đó nhiều hộ dân của các thôn Câu Hà, Tứ Hà và Ngọc Vinh của xã Điện Ngọc hết sức hoang mang, lo lắng vì quy hoạch “treo". Huyện cho phép xã cấp phép tạm thời xây dựng cho dân, nhưng lại kèm theo điều kiện là khi nào dự án triển khai thì người dân phải tự tháo gỡ và không được đền bù, hỗ trợ nên chẳng ai dám xây dựng, cơi nới nhà cửa.

 

{keywords}
Móng nhà, nhà, mọc như nấm trong vùng Dự án

{keywords}
Đường giao thông trong vùng Dự án hư hỏng, xuống cấp, không được làm mới, chờ quy hoạch..

Bà Nguyễn Thị Ánh, trú thôn Câu Hà lo lắng, bức xúc: Đã 15 năm chờ đợi, sinh sống tạm bợ, kể từ ngày dự án Làng Đại học được công bố, cuộc sống của hàng ngàn người dân nằm trong vùng ảnh hưởng bị xáo trộn, cảnh sống tạm cứ thế kéo dài vì dự án chậm khả thi, không biết theo đà này, người dân phải chờ đợi đến bao giờ, rồi nỗi khổ cứ nhân lên. Đề nghị Nhà nước, chính quyền, ngành chức năng liên quan sớm đưa dự án vào triển khai xây dựng, hoặc là công bố xoá quy hoạch để người dân nơi đây ổn định cuộc sống lâu dài, an cư lạc nghiệp”.

Còn ông Trần Văn Ta (trú thôn Ngọc Vinh) thì bộc bạch: "Dự án treo khá lâu, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân, không được cấp đất, tách hộ và những thủ tục hành chính khác mà những hệ luỵ kéo theo, khổ nhất là nhà cửa xuống cấp không được sửa chữa, mà có sửa cũng chỉ tạm thời, Cho nên mỗi mùa mưa bão đến sợ tốc mái, sập nhà, đe doạ tính mạng…”

Thanh Lê

Cảm ơn bạn đọc đã gửi thông tin về cho chuyên mục của chúng tôi. VietNamNet tiếp tục đăng tải ý kiến phản ánh của bạn đọc xung quanh những bất cập trong quản lý đô thị, những hình ảnh chưa đẹp trong cuộc sống hằng ngày trên mọi miền đất nước... góp phần đẩy lùi những thói hư tật xấu xảy ra xung quanh chúng ta.

Bạn đọc gửi thông tin, hình ảnh, video về cho VietNamNet qua [email protected].

(Đây là nơi để bạn đọc cung cấp thông tin nên tòa soạn không chi trả nhuận bút).