-Đông đảo bạn đọc bị thu hút bởi bài: Sẽ giảm 50-70% thuế, phí cho ô tô? Nhiều bạn đã gửi ý kiến phản hồi về Báo VietNamNet.
TIN BÀI KHÁC:
Hiến kế diệt 'giặc" tai nạn giao thông (Phần 1)
Ảnh minh họa |
Thuế, phí giảm theo lộ trình, có sinh các loại… phí khác?
Vì sự thay đổi chính sách về vấn đề ô tô quá chậm trễ, nên khi đón nhận những thông tin này, bạn T. Long thốt lên: Sao chính sách tự nhiên muốn quay quắt 180 độ thế? Tôi cho rằng đã quá trễ! Ngành công nghiệp ô tô trong nước không còn đủ thời gian để thay đổi tình hình. Bạn Tuyên có chung cảm nhận: Quá trễ rồi. Những chính sách này lẽ ra phải làm cách đây 10 năm thì mới cạnh trạnh lại với Thái Lan. Cái giá cho tư duy và cách làm chụp giật! Bạn Trung Thang tiếc rẻ: Đáng lý điều này phải làm từ vài chục năm nay mới phải. Bây giới mới nhận ra vấn đề thì đã bỏ biết bao cơ hội cho ngành sản xuất ôtô trong nước. Nhưng muộn còn hơn không. Email [email protected] sốt ruột: Nước đến chân mới nhẩy! Cuối năm 2014 mới bàn giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, 2015 các chính sách mới có hiệu lực thì làm sao để 2018 kịp hội nhập? Bạn Nguyễn Xuân Trường giục giã: Nhanh mới kịp. Hạ giá xe nhanh, chiếm lĩnh thị trường chứ để đến năm 2018 thì nền công nghiệp ô tô Việt Nam… chết không kịp ngáp!
Tâm trạng của nhiều bạn còn bán tín, bán nghi về chuyện giảm thuế, phí. Bạn Trung: Đừng có mơ được mua ô tô giá rẻ ở Việt Nam nếu chính sách thuế má đối với ô tô vẫn chủ yếu phục vụ lợi ích doanh nghiệp và lợi ích nhóm, coi nhẹ lợi ích của người dân! Bạn Lương Son Long, bạn DVHuy dẫn ra đủ thứ thuế: Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAC, thuế trước bạ, phí cấp biển số v.v...khiến giá ô tô cao như vừa qua. Các bạn này lo ngại các loại thuế, phí sẽ giảm theo lộ trình, nhưng liệu các loại phí khác có tăng để bù vào chỗ hạ kia không? Email [email protected] mong mỏi: Chính phủ bỏ ngay cái thuế tiêu thụ đặc biệt đi. Đừng đẻ ra loại phí khác nữa. Thế nhưng, góc nhìn của email [email protected] lại khác: Nước ta còn nghèo, hạ tầng cơ sở còn thấp kém và phát triển chậm chạp, chính vì lẽ đó thuế đánh vào ô tô phải cao để hạn chế ùn tắc giao thông và chỉ có những người thực sự có nhiều tiền mới có thể mua được.Thu tiền (thuế) của những người giàu có để thực hiện các chương trình xã hội nhằm thực hiện công bằng xã hội.
. |
Ảnh minh họa |
Các nhà quản lý cần rút bài học
Theo email [email protected] thì: Nước mình nên tập trung vào nội địa hoá những dòng xe bình dân. Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp nội địa hóa, giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với mức thấp nhất. Bạn Xuân Ngọc chia sẻ suy nghĩ của mình: Cần lựa chọn một thế mạnh để phát triển. Nước ta còn nhu cầu về xe ôtô rất nhiều. Cần giảm giá xe và tăng chi phí sử dụng xe ở những nơi không khuyến khích. Tôi lấy làm lạ là cứ yêu cầu giá giữ xe thấp, thì lấy ai đầu tư bãi giữ xe? Nếu Hà Nội và TP HCM quy định vùng lõi giá giữ xe ôtô là 50k/3 tiếng, giữ xe máy 10k/lần và các bãi giữ xe phải đấu thầu và nộp thuế trên giá đó thử coi. Chỉ vài năm là bãi giữ xe ngầm, bãi giữ xe cao tầng sẽ mọc ra nhan nhản. Lúc đó cấm tất cả xe đậu trên đường. Và người đi xe máy cũng sẽ nghĩ lại: Đi xe buýt cho rẻ!
Ngọc Bành đề nghị: Sau 20 năm, các nhà quản lý cần rút bài học cho việc chuyển giao công nghệ và tỷ lệ nội địa hóa. Thay vì ưu đãi đầu tư công nghệ cho các doanh nghiệp Việt nam thì lại chỉ ưu đãi thuế cho liên doanh và doanh nghiệp nước ngoài. Cuối cùng thực chất ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn là… số không tròn trĩnh.
Về thuế và phí, email [email protected] đề xuất: Nên bỏ hết thuế, phí cho xe nhập khẩu để người dân mua xe rẻ, chất lượng cao và an toàn. Bù lại thì thu phí qua cầu đường, xăng, môi trường. Anh nào đi nhiều, phá đường nhiều thì thu phí, người dân cũng hài lòng về cách thu phí này. Bạn Lâm đồng tình: Xe ô tô là phương tiện an toàn và nên có của người dân, nên muốn phát triển ngành công nghiệp ô tô thì tốt nhất là nên bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt. Thực ra bỏ nó mà đem lại nhiều lợi ích cho dân hơn, sẽ giảm thiểu những tai nạn thương tâm kiểu chấn thương sọ não do tai nạn xe máy ( do mũ bảo hiểm rởm) và tăng việc làm dẫn đến tăng nguồn thu vẫn có lợi hơn nhiều!
Các công việc cần giải quyết, bạn Trung Nguyên cho rằng: Thứ nhất, xóa bỏ tư duy tận thu khi thuế tương đối giảm nhưng lại tăng thuế tuyệt đối lên, làm giá xe tăng cao. Thứ hai, ổn định chính sách và cần đưa ra 1 lộ trình cụ thể. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh là chính sách đó chỉ được duy trì nếu các nhà sản xuất thực hiện đúng những gì họ cam kết, tránh tình trạng các nhà sản xuất cứ điềm nhiên nhận ưu đãi nhưng chẳng chịu làm gì như suốt thời gian qua. Thứ ba, dòng xe chiến lược cần cân nhắc kỹ: Xe nhỏ có vẻ tiết kiệm nhiên liệu nhưng lại chở được ít người và nhiều xe nhỏ giá hợp lý được bán sẽ gây nhiều áp lực lên hạ tầng giao thông. Thứ tư, cứ nhìn xe buýt Mercedez tiêu chuẩn Euro 3 xả khói như thế nào. Nếu chỉ xác định theo tiêu chuẩn Euro 4 thì khi có xe tiêu chuẩn lại đã lạc hậu xa lắc rồi.
Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến cảnh báo, chẳng hạn của mail [email protected]: Các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam gần 20 năm có quá thừa kinh nghiệm và hiểu biết về chính sách của Việt Nam. Họ không dại gì mà giảm giá, đầu tư tiền sản xuất các thiết bị chính tại Việt Nam đâu.
Ban Bạn đọc