- Em tôi bị một đối tượng là công chức nhà nước lừa lấy tiền, nói là sẽ xin việc cho em tôi, trở thành công chức nhà nước. Đến nay đã gần một năm nhưng không được nên em tôi đòi lại tiền.
TIN BÀI KHÁC
Tuy nhiên, đối tượng đó đưa hết lý do này lý do khác và không chịu trả lại tiền khiến cho gia đình tôi vô cùng bức xúc.
Vậy tôi muốn hỏi quý báo, trong trường hợp này, gia đình tôi có kiện lên tòa án được không? Và trong trường hợp em tôi là người đưa tiền để chạy công chức thì theo pháp luật, em tôi có phải là người phạm tội hay không?
(ảnh minh họa) |
Luật sư tư vấn:
Về trường hợp của bạn, Luật Giải Phóng tư vấn như sau:
Hành vi của người công chức này có dấu hiệu của tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điều 139 Bộ luật Hình sự. Do đó, gia đình bạn có thể làm đơn tố cáo gửi đến Cơ quan Cảnh sát điều tra cấp quận, huyện để được điều tra và giải quyết.
“Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
A) Có tổ chức;
B) Có tính chất chuyên nghiệp;
C) Tái phạm nguy hiểm;
D) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
Đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
E) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
G) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
A) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
B) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
A) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
B) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Nếu người công chức đó là người có chức vụ, quyền hạn có thẩm quyền quyết định bạn vào làm việc tại cơ quan, thì hành vi của bạn có thể bị xem xét khởi tố về tội đưa hối lộ theo quy định tại điều 289 Bộ luật Hình sự và người công chức bị xem xét khởi tố về tội nhận hối lộ theo quy định tại 279 Bộ luật Hình sự.
Vì vậy, trong trường hợp này, tùy theo trường hợp, bạn cần xác định, nếu người công chức đó có chức vụ, quyền hạn hay không để làm đơn tố cáo cho phù hợp.
Tư vấn bởi Văn phòng luật sư Giải Phóng. Địa chỉ: 225 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh. Tổng đài tư vấn luật: 19006665