Nếu em đi xe có gương nhỏ (kiểu gương thời trang) thì cảnh sát cơ động có được phạt vì tội không gương?
TIN BÀI KHÁC
Chúng em là sinh viên năm nhất, mới xuống học ở Hà Nội. Bởi thế chúng em mới biết có cảnh sát cơ động hay đi tuần, nhưng em lại chưa rõ quyền hạn của cảnh sát cơ động.
Vậy em muốn được hỏi luật sư cho chúng em biết quyền hạn của cảnh sát cơ động.
Ngoài ra khi đi xe máy trên đường mà không vi phạm luật giao thông hay bất cứ điều gì thì cảnh sát cơ động có quyền kiểm tra hành chính không? Nếu em đi xe có gương nhỏ (kiểu gương thời trang) thì cảnh sát cơ động có được phạt vì tội không gương?
Nhóm sinh viên Đại học Công nghiệp Hà Nội
Về câu hỏi của bạn, Luật Giải Phóng xin trả lời như sau:
(ảnh minh họa) |
Luật sư tư vấn:
- Quyền hạn của cảnh sát cơ động:
Thẩm quyền của cảnh sát cơ động về xử phạt hành chính trong lịnh vực giao thông đường bộ được quy định tại Khoản 14, Điều 1 Nghị định 71/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung nghị định 34/2010/NĐ-CP.
- Quyền kiểm tra hành chính của cảnh sát cơ động (khi không vi phạm luật giao thông):
Nghị định số 27/2010/NĐ-CP quy định: Ngoài lực lượng CSGT đường bộ, Cảnh sát cơ động có thể được huy động phối hợp với CSGT tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy, lực lượng Cảnh sát cơ động với điều kiện cụ thể như vừa nêu trên mới được quyền dừng xe để kiểm tra và xử lý vi phạm.
- Đi xe gương thời trang thì có bị phạt không?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;
Tại điểm a Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 34/2010/ NĐ-CP ngày 02/04/2010 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định (trích) :Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: Không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng.
Như vậy, theo Nghị định số 34/2010/ NĐ-CP ngày 02/04/2010 của Chính phủ chỉ xử phạt với các phương tiện nêu trên bên trái không có gương hoặc có nhưng không có tác dụng. Do đó, nếu gương thời trang của bạn không có tác dụng trong việc đảm bảo tầm nhìn đằng sau thì sẽ bị xử phạt.
Tư vấn bởi Văn phòng luật sư Giải Phóng. Địa chỉ: 225 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh. Tổng đài tư vấn luật: 19006665
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).