- “Vấn đề bảo mật thông tin cá nhân khi áp dụng thu thập dữ liệu từ dòng giao thông qua điện thoại di động cần được lưu ý. Cho dù các thông tin thu thập là không định danh và không gắn với một cá nhân cụ thể. Tuy nhiên, người dân vẫn cần được biết chính xác thông tin của họ sẽ được sử dụng như thế nào”.
Năm 2016, Việt Nam giám sát giao thông qua điện thoại “Trong năm 2016 hoàn toàn đưa công nghệ sử dụng dữ liệu điện thoại di động để giám sát trực tuyến giao thông vào ứng dụng trong đời sống của người dân. Trước mắt sẽ thí điểm tại Hà Nội, sau đó mở rộng ra Đà Nẵng”. |
- Xin ông cho biết, việc giám sát giao qua điện thoại ở Việt Nam sẽ được thực hiện như thế nào?
Thời gian gần đây, các công nghệ mới dựa trên các dữ liệu từ phương tiện vận tải, điện thoại di động đã mở ra một cơ hội mới trong việc quản lý điều hành giao thông.
Công nghệ này sử dụng các thiết bị thu nhận để thu thập các sóng điện thoại di động, thiết bị định vị vệ tinh trên xe qua các kết nối internet không dây (wireless) và kết nối không dây tầm gần (bluetooth)...
TS. Trần Hữu Minh. |
Các dữ liệu này được sử dụng để xác định các điều kiện giao thông trên đường, trên cơ sở đó có thể hoặc cung cấp ngay thông tin đó cho người tham gia giao thông, hoặc giúp các nhà quản lý ra các quyết định phù hợp nhất cho từng điều kiện giao thông cụ thể. Công nghệ này tiết kiệm rất nhiều chi phí.
Tại Việt Nam, trên các tuyến đường cao tốc, đã áp dụng một số công nghệ truyền thống để thu thập thông tin về điều kiện giao thông phục vụ mục đích quản lý GTVT chẳng hạn như hệ thống camera kết nối về trung tâm điều khiển tại một số đường cao tốc mới đưa vào sử dụng.
Với công nghệ mới, Việt Nam đang bắt đầu nghiên cứu áp dụng qua việc thử nghiệm thu nhận một số trạm thu phát để thu nhận tín hiệu từ điện thoại, thiết bị định vị toàn cầu GPS qua đó vẽ lên một bức tranh các thực thể đang di chuyển trong không gian như thế nào.
Các đề án lắp đặt thiết bị giám sát hành trình với các xe kinh doanh vận tải do Bộ GTVT/Tổng cục đường bộ đang triển khai là những ví dụ. Sắp tới có thể sẽ có thêm các trạm thu nhận sóng điện thoại/từ ô tô và xe máy...
Hiện nay ở trong nước cũng đang có nghiên cứu cài đặt ứng dụng lên điện thoại di động (dĩ nhiên với sự đồng ý của người chủ sở hữu), qua đó thiết bị đó sẽ gửi thông tin về vị trí về máy chủ, qua đó hiện thị các thông tin trực tuyến về giao thông trên internet để các người dân khác có thể lựa chọn quyết định đi lại tốt nhất cho họ (cơ quan quản lý sẽ có trách nhiệm kiểm tra đảm bảo các phần mềm này chỉ gửi duy nhất thông tin địa chỉ chứ không gửi bất cứ thông tin cá nhân nào khác).
Ví dụ một người muốn đi từ phố Hồ Tùng Mậu vào BV Nhi TƯ (Đê La Thành), đường ngắn nhất là theo đường Xuân Thủy/Đê La Thành, tuy nhiên khi bật ứng dụng trên điện thoại (kết nối internet) lên thấy đoạn Xuân Thủy màu đỏ rực có nghĩa là tắc nghẽn rất trầm trọng, họ nên chuyển sang đi theo vành đai III, rồi Trần Duy Hưng, Nguyễn Chí Thanh để đến điểm mà họ cần đến.
Như vậy sẽ tốt hơn cho bản thân họ và cũng giúp giảm tắc nghẽn ở điểm Xuân Thủy.
- Nhưng việc ứng dụng lên điện thoại di đông để giám sát giao thông người dân lo lắng bị lộ thông tin cá nhân?
“Giám sát giao thông qua điện thoại” là từ không chuẩn và có thể gây hiểu nhầm. Bản chất công nghệ này là thu nhận những thông tin không định danh từ điện thoại di động, các thiết bị định vị...để xây dựng lên một hệ dữ liệu về giao thông như tốc độ hiện tại, mức độ tắc nghẽn, qua đó giúp quản lý điều hành giao thông tốt hơn, cũng như giúp người dân ra các quyết định đi lại hợp lý hơn.
"Giám sát" giao thông qua điện thoại không lo lộ thông tin cá nhân - Ảnh: Phạm Hải |
Không có thông tin cá nhân nào được thu thập cả. Cũng hoàn toàn không có việc giám sát cá nhân từng người qua sóng điện thoại vì hệ thống không biết họ là ai, bởi vậy người dân có thể yên tâm về việc này.
- Vậy ông có thể cho biết nếu áp dụng việc thu thập dữ liệu từ dòng giao thông qua điện thoại ở Việt Nam có gặp phải khó khăn nào không?
Do công nghệ thu nhận tín hiệu sóng điện thoại rất hữu ích trong việc dự báo thời gian đi lại, nhưng không cho biết các thông tin quan trọng khác như hệ số sử dụng ghế xe, lưu lượng giao thông...
Đôi lúc công nghệ sóng điện thoại không thể phân biệt giữa hai tình huống một chiếc xe đang đỗ trong bãi xe, và một chiếc xe đang bị tắc trong dòng giao thông.
Hoặc công nghệ mới cũng gặp khó khăn trong việc phân biệt sóng điện thoại từ một nhóm người trên xe buýt với một nhóm người đang chờ qua đường tại một nút giao thông...
Bởi vậy, đây là một công cụ bổ sung chứ không thay thế hoàn toàn các phương tiện truyền thống.
Vấn đề bảo mật thông tin cá nhân cũng sẽ cần được lưu ý. Mặc dù các thông tin thu thập là không định danh và không gắn với một cá nhân cụ thể, người dân vẫn cần được biết chính xác thông tin của họ sẽ được sử dụng như thế nào (qua website/qua ứng dụng điện thoại di động)?
Những thông tin nào được sử dụng? (tốc độ dòng giao thông/vị trí)...thậm chí một số quốc gia đã quy định hủy bỏ toàn bộ thông tin về vị trí 500 m sau khi khởi hành và 500 m trước khi kết thúc chuyến đi của mỗi điện thoại.
Công nghệ mới chỉ phát huy tối đa tác dụng nếu công chúng được tiếp cận rộng rãi và dữ liệu được tiêu chuẩn hóa với đủ lượng thông tin cần thiết. Các vấn đề lưu trữ dữ liệu bao lâu, dùng như thế nào cần được làm rõ, các khu vực sóng tín hiệu yếu cũng vẫn đang là rào cản vì thông tin sẽ có độ tin cậy thấp.
Việc nhiều đơn vị cùng tham gia thu thập và xử lý cung cấp thông tin cũng có thể dẫn tới tình trạng thông tin không thống nhất.
Cơ sở vật chất để xử lý thông tin với khối lượng lớn và cung cấp thông tin trực tuyến đòi hỏi vốn đầu tư lớn.
Bởi vậy, có thể thấy cần có quy định cụ thể về nội dung, định dạng, thu thập, xử lý số liệu và quyền tiếp cận của công chúng, các giải pháp quỹ thuật, gia tăng hình phạt cho những trường hợp sử dụng dữ liệu không đúng mục đích, tăng cường nhận thức về bảo mật thông tin cá nhân cho cộng động và các bên có liên quan...
- Xin cám ơn ông!
Vũ Điệp (thực hiện)