- Nhiều chuyên gia đánh giá Việt Nam đã có những thành tựu nhất định ở giáo dục phổ thông nhưng nghịch lý là chưa chuyển thành những kết quả tương xứng ở bậc đại học.

Tại hội thảo tham vấn về chiến lược giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2035 do Bộ GD-ĐT phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức ngày 29/3, các chuyên gia quốc tế đã nêu ra các bài học ở quốc gia, qua đó có những góp ý giúp Việt Nam cải thiện tình hình.

Ông Ousmane Dione (Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam) cho rằng, nền giáo dục Việt Nam đã được ghi nhận ở bậc phổ thông (chỉ số PISA vượt các nước tiên tiến) nhưng nghịch lý khi chưa có những kết quả tương xứng ở bậc đại học.

Theo ông, để rút ngắn khoảng cách này, Việt Nam cần đầu tư mạnh hơn nữa vào giáo dục bậc đại học từ Chính phủ cũng như khu vực tư nhân. “Bởi những chỉ số về mức lương, khả năng có việc làm chính thức, chất lượng việc làm ở mức cao nhất đa phần rơi vào sinh viên tốt nghiệp đại học”.

Vị này cho hay để phát triển giáo dục đại học, cần phải tìm cách đa dạng hóa và tăng cường phân bố các nguồn tài chính nhằm có được cơ chế tài chính hiệu quả và công bằng hơn.

Cần khuyến khích khả năng sáng tạo của sinh viên

Đồng quan điểm, GS Ju-Ho Lee, nguyên Bộ trưởng Giáo dục Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc chia sẻ những điểm giống về thực trạng giáo dục ở Hàn Quốc.

{keywords}
GS Ju-Ho Lee, nguyên Bộ trưởng Giáo dục Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc

Ông Ju-Ho Lee cho biết, Hàn Quốc đã có những nghiên cứu về khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành công nghệ di động, vật liệu bán dẫn, ôtô, đóng tàu... Qua đó nhận thấy điểm yếu là đất nước này chế tạo rất tốt nhưng lại thiếu khả năng đưa ra ý tưởng để thiết kế sản phẩm mới. Điều này đòi hỏi Hàn Quốc phải thay đổi để nâng cao khả năng sáng tạo, năng lực thiết kế cho học sinh, sinh viên.

"Và điều này có thể cũng đúng với giáo dục của Việt Nam" - ông Lee nói.

Một vấn đề khác khá phổ biển ở Hàn Quốc và cũng giống ở Việt Nam là thường yêu cầu học sinh phải trả lời câu hỏi của giảng viên mà chưa khuyến khích việc học sinh đặt nhiều câu hỏi hay.

“Hay đơn giản cũng không khuyến khích học sinh, sinh viên tự vẽ ra những ý tưởng lên giấy. Vì thế mà người Hàn Quốc thường rất giỏi trả lời trắc nghiệm nhưng không thực sự giỏi về khả năng sáng tạo”.

Ông Ju-Ho Lee cho hay, dù có hệ thống nghiên cứu tốt nhưng Hàn Quốc cũng từng gặp vấn đề trong việc đổi mới sáng tạo cho nền công nghiệp. Không chỉ Hàn Quốc mà cả Việt Nam cần chú trọng đến việc tạo sinh viên ý thức học tập suốt đời, thay vì  học chăm chỉ ở bậc phổ thông nhưng vào được đại học thì không học nhiều nữa.

“Việt Nam đã thành công trong mở rộng và nâng tầm hệ thống giáo dục phổ thông. Cần phải thay đổi ở bậc đại học để có bước đại nhảy vọt và đây là thời điểm phù hợp” - ông Lee khuyến nghị.

Và cách tốt nhất nên làm là thay đổi chương trình, phương pháp nhằm tạo hứng thú học tập cải thiện khả năng sáng tạo của sinh viên, thay vì bắt các em phải học máy móc, ghi nhớ thuộc lòng.

{keywords}
GS Javier Botero Alvarez, chuyên gia giáo dục của Ngân hàng thế giới, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục Colombia

GS Javier Botero Alvarez, chuyên gia giáo dục của Ngân hàng thế giới, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục Colombia khuyến nghị Việt Nam cần đo lường chất lượng các trường đại học dựa trên đầu ra nhiều hơn, như tỷ lệ tốt nghiệp, khả năng tìm việc, mức lương, kết quả của sinh viên qua các bài thi chuẩn hóa.

Để chất lượng giáo dục đại học được tốt lên, các trường cần phải có cơ chế tự chủ song song với thực hiện trách nhiệm tự chủ. Nhà nước cấp kinh phí dựa trên hiệu quả hoạt động, theo đặt hàng của nhà nước của doanh nghiệp,…

“Ngoài ra cần làm sao để sinh viên cho có khả năng ra quyết định chọn trường và chương trình học".

Ông cũng nói rằng mỗi một quốc gia có một nét riêng, vì vậy phải tìm mô hình phù hợp với bối cảnh của quốc gia mình.

Xây dựng chiến lược phát triển tổng thể giáo dục đại học

Chia sẻ tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cũng xác định giáo dục đại học đóng vai trò then chốt trong việc cung cấp nguồn nhân lực bậc cao và đóng góp trực tiếp vào sự phát triển của đất nước.

{keywords}
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chia sẻ tại hội thảo.

Bộ GD-ĐT cũng xác định xây dựng bản Chiến lược Phát triển tổng thể giáo dục đại học giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2035, làm cơ sở cho sự đổi mới, phát triển toàn diện và bền vững trong dài hạn của hệ thống.

Bản chiến lược sẽ tập trung vào 5 trụ cột: tăng cường năng lực quản lý nhà nước và quản trị đại học; quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, tăng cường chất lượng và sự phù hợp của đào tạo và nghiên cứu khoa học; đảm bảo tài chính bền vững và tăng cường minh bạch thông tin, truyền thông.

Theo Bộ trưởng, bản chiến lược không chỉ xác định được các mục tiêu, giải pháp mà còn phải đưa ra được lộ trình triển khai khả thi, tạo ra được sự đồng thuận của các cấp, các bộ ngành, các cơ sở đào tạo và các bên liên quan.

Thanh Hùng

Bí thư Hoàng Trung Hải: "Tự chủ đại học là bước đi dũng cảm"

Bí thư Hoàng Trung Hải: "Tự chủ đại học là bước đi dũng cảm"

Bí thư thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải, cũng là một cựu sinh viên, đã có buổi làm việc tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội ngày 23/12.

"Tự chủ đại học không phải chiếc đũa thần"

"Tự chủ đại học không phải chiếc đũa thần"

Tự chủ đại học đang được mong đợi là chiếc đũa thần cho sự phát triển đại học Việt Nam, nhưng nó còn phụ thuộc rất nhiều vào người cầm chiếc đũa ấy.

"Hiệu quả tự chủ đại học chưa cao"

"Hiệu quả tự chủ đại học chưa cao"

Nâng cao trách nhiệm giải trình, tính minh bạch, công khai được coi là giải pháp nâng cao chất lượng trong điều kiện tự chủ.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Tự chủ đại học là đường một chiều”

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Tự chủ đại học là đường một chiều”

“Tự chủ đại học gần như là đường một chiều, là con đường chúng ta phải đi".