Sáng nay 21/9, tại Văn Miếu tỉnh Vĩnh Phúc, Sở VH-TT-DL tổ chức lễ tôn vinh các bậc tiên thánh, tiên hiền, danh nhân khoa bảng và trưng bày chuyên đề văn hóa dòng họ khoa bảng tỉnh nhà.

Tới dự lễ tôn vinh có Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Trì; Phó chủ tịch UBND tỉnh Vũ Việt Văn; lãnh đạo Sở VH-TT-DL cùng đại diện 25 dòng họ khoa bảng trong tỉnh, hậu duệ của 86 vị đỗ đại khoa, các bậc danh nhân từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX.

{keywords}
Phó chủ tịch UBND tỉnh Vũ Việt Văn (giữa) tham dự buổi lễ tôn vinh

Lễ tôn vinh nhằm giáo dục thế hệ trẻ hiểu biết sâu sắc hơn về truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của vùng đất sản sinh ra nhiều bậc hiền tài, hội tụ các dòng họ kế thế đăng khoa, từ đó, phấn đấu học tập tu dưỡng, noi gương tiền nhân, xây dựng quê hương đất nước phồn vinh. 

Buổi lễ diễn ra các hoạt động trưng bày chuyên đề văn hóa dòng họ khoa bảng ở Vĩnh Phúc. Hơn 200 hiện vật, tài liệu, hình ảnh tư liệu được trưng bày giới thiệu những tinh hoa, đặc sắc của Nho học và nền giáo dục truyền thống Việt Nam. Tôn vinh các bậc hiền tài và sự lan tỏa truyền thống văn hóa, hiếu học của các dòng họ khoa bảng ở Vĩnh Phúc. 

{keywords}
Các đại biểu dâng hương tại khu vực Văn Miếu tỉnh

Phó giám đốc Sở VH-TT-DL Dương Quang Ứng nhấn mạnh: "Vĩnh Phúc là vùng đất với nhiều nhân tài, là phên dậu bảo vệ kinh kỳ qua các thời kỳ lịch sử, và được coi là một trong những trung tâm Nho học".

Ông Ứng thông tin, từ năm 1075 đến năm 1919, tỉnh có 86 tiến sĩ các đời từ triều Lý cho đến những tên tuổi thời Trần và hàng trăm, hàng nghìn vị nho sinh ưu tú thi đỗ trung khoa và tiểu đăng khoa minh chứng cho sự phát triển rực rỡ của nền khoa bảng Vĩnh Phúc, góp mặt trong tiến trình phát triển văn hiến nước nhà.

Đáng chú ý, sự kiện này diễn ra nhằm thiết thực chào mừng các ngày lễ trọng đại của tỉnh, của dân tộc năm 2020, đặc biệt chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVII.

Phúc Vĩnh

Tôn vinh nghệ nhân làm đồ chơi

Tôn vinh nghệ nhân làm đồ chơi

Đây là dịp để tôn vinh các nghệ nhân - những người đã đã gìn giữ và truyền dạy để đồ chơi dân gian truyền thống không bị mai một theo theo thời gian.