Tại hội nghị, cán bộ, hội viên đại diện Hội Người mù các địa phương đã được nghe phổ biến về chính sách dành cho người khuyết tật; chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật; kỹ năng tham gia tố tụng trong các vụ án hình sự, kỹ năng thẩm định hồ sơ tố tụng…

Trong đó, tập trung vào Luật Người khuyết tật (năm 2010), Luật Trợ giúp pháp lý (năm 2017), Nghị định 20 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội...

Đồng thời, cán bộ, hội viên cũng được nghe phổ biến Chỉ thị số 39 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật…

nguoimu.jpg

Qua đó, cán bộ, hội viên Hội Người mù các địa phương được trang bị kiến thức, kỹ năng phục vụ công tác trợ giúp pháp lý; nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người khuyết tật và tổ chức hội, từ đó chủ động tiếp cận với các dịch vụ, góp phần đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, người mù trong tỉnh.

Thời gian qua, phương thức tăng cường truyền thông pháp luật về trợ giúp pháp lý thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua tờ gấp pháp luật với hình thức phù hợp, chẳng hạn: đối với người mù, người không biết chữ: phổ biến, giáo dục pháp luật bằng lời nói: qua băng ghi âm, đài phát thanh...; đối với người câm điếc: Tư vấn và phổ biến giáo dục pháp luật bằng chữ viết (văn bản, tờ gấp pháp luật), bằng hình ảnh... hoặc thông qua người phiên dịch (giáo viên của các trường khuyết tật, người thân trong gia đình...); đối với người khuyết tật là người dân tộc thiểu số không biết tiếng phổ thông phải trợ giúp pháp lý bằng tiếng dân tộc thiểu số hoặc tờ gấp pháp luật bằng tiếng dân tộc thiểu số.

Văn Lợi và nhóm PV, BTV