Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục biến động khó lường, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) đã đẩy mạnh nhiều giải pháp nhằm duy trì và thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), đón bắt đơn hàng quay trở lại.

Vinatex 2
Dệt may Vinatex thắng lợi lớn năm 2024

 

Ông Cao Hữu Hiếu cho biết, Tổng giám đốc Vinatex cho biết, trong quý 1, quý 2 năm nay, tình hình ngành dệt may Việt Nam vẫn rất khó khăn. Yếu tố khách quan là kinh tế thế giới tiếp tục suy giảm, lạm phát tăng; bất ổn chính trị tiếp tục duy trì… Cạnh đó, cầu dệt may không tăng, đơn hàng với ngành may tiếp tục là đơn hàng nhỏ lẻ, yêu cầu khắt khe về chất lượng, thời gian giao hàng nhanh. Đáng chú ý, đơn giá ngành may trong 6 tháng đầu năm vẫn ở mức rất thấp trên nền đơn giá của năm 2023. 

Tuy nhiên, theo ông Cao Hữu Hiếu, kết quả đạt được ấn tượng. Vinatex và các đơn vị thành viên đã tiếp nối một năm “vượt khó” thành công với nhiều điểm nhấn quan trọng. 

Năm 2024, doanh thu hợp nhất ước đạt 18.100 tỷ đồng, bằng 102,8% so với năm 2023. Lợi nhuận hợp nhất ước đạt 740 tỷ đồng, bằng 137,5% so với năm 2023. Thu nhập bình quân đạt 10,3 triệu đồng/người/tháng, bằng 108,9% so với năm 2023. Theo thống kê sơ bộ, lương tháng 13 và thưởng Tết cho NLĐ trong hệ thống ước bình quân đạt hơn 18 triệu đồng/người, tương đương 1,5-2 tháng lương.

Năm 2024, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược phát triển chuỗi cung ứng để trở thành một điểm đến trọn gói.

Vinatex 1
Thu nhập bình quân của người lao động Vinatex năm 2024 đạt 10,3 triệu đồng/người/tháng, bằng 108,9% so với năm 2023. 

Theo đó, Trung tâm Phát triển sản phẩm và Kinh doanh thời trang Vinatex vào hoạt động trên cơ sở kiện toàn Trung tâm Kinh doanh hàng thời trang Vinatex; khai thác thị trường mới, thị trường ngách bằng các sản phẩm đặc biệt, kỹ thuật cao như vải và trang phục chống cháy (Hợp tác kinh doanh với Tập đoàn COATS, Vương Quốc Anh).

Tập đoàn cũng đã nghiên cứu phát triển các loại sợi lõi Filament, sợi pha mới. Ngoài ra, tập đoàn iển khai triệt để hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp trên nền tảng số (ERP) và tiếp tục triển khai các hoạt động về phát triển bền vững trong DN dệt may đáp ứng yêu cầu xanh hóa ngành dệt may như: tổ chức Hội nghị/hội thảo về phát triển bền vững, báo cáo ESG - môi trường, xã hội và quản trị; chỉ đạo đầu tư thêm nhà máy xử lý nước thải số 2 công suất 8.000 m3/ngày đêm bên cạnh Nhà máy xử lý nước thải số 1 công suất 10.000 m3/ngày đêm cho ngành dệt nhuộm tại Khu công nghiệp Dệt May Phố Nối Hưng Yên, hướng tới xây dựng KCN dệt may xanh kiểu mẫu tại khu vực phía Bắc...

Năm 2024, Vinatex cũng đổi mới cách thức quản lý, đánh giá người đại diện vốn tại các doanh nghiệp, qua đó tạo mạng lưới kết nối giữa các đơn vị trong Tập đoàn thông qua người đại diện vốn nhằm chia sẻ thông tin thị trường, kinh nghiệm quản trị. Đặc biệt, kiên trì chiến lược liên kết chuỗi vì mọi nhận định đều cho thấy hoạt động theo chuỗi có hiệu quả rõ rệt hơn. 

2024 Tong ket Vinatex.jpg
Ông Cao Hữu Hiếu cho biết, Tổng giám đốc Vinatex chủ trì buổi họp gặp mặt báo chí chia sẻ thông tin sản xuất kinh doanh năm 2024

Ban Sản xuất kinh doanh May đã thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ đơn vị còn khó khăn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động như tái cơ cấu lại hoạt động; điều động nhân sự quản lý, sắp xếp lại lao động, thay đổi thu nhập để thu hút lao động; tuyển dụng, đào tạo nhân sự thị trường… Công tác dự báo thị trường được thực hiện thường xuyên, kịp thời; công tác quản trị sản xuất và hệ thống hoạt động tích cực tại từng đơn vị, đặc biệt triển khai nhiều giải pháp quản trị sản xuất có kết quả rõ nét đối với các đơn vị may còn yếu; công tác tổ chức, tái cơ cấu một số nhà máy, hoạt động khảo sát, đánh giá hệ thống sản xuất và máy móc thiết bị công nghệ được thực hiện tại các đơn vị bước đầu có hiệu quả…

Ban Sản xuất kinh doanh Sợi đã thay đổi cách thức phối hợp để thực hiện nhiệm vụ SXKD Sợi của Tập đoàn, từ đó đã giúp minh bạch về thông tin quản trị, quản trị sản xuất đã nâng lên một tầm cao mới. Trong tập đoàn, không có đơn vị nào rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán mặc dù lỗ khá sâu sau hơn 2 năm. Kết quả từ việc quản trị chung giúp giảm xấp xỉ 90% mức lỗ trong năm 2024 so với năm 2023, trong khi nhiều doanh nghiệp sợi bên ngoài Vinatex phải đóng cửa do khó khăn.

Năm 2025 là năm có nhiều dấu mốc quan trọng với đất nước, 80 năm thành lập nước và đặc biệt hơn với quan điểm định hướng “đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Với Vinatex sẽ là năm kỷ niệm 30 năm thành lập (1995-2025), là năm bắt đầu nhiệm kỳ mới của HĐQT Tập đoàn.

Do đó, đây cũng được coi là kỷ nguyên mới của Vinatex – kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước và dân tộc. Để thực hiện nhiệm vụ đặc biệt quan trọng này, Vinatex sẽ phát triển bền vững trên cả 4 trụ cột môi trường- xã hội - quản trị và tài chính (ESGF), có vị thế vững chắc trong các chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu.

Băng Dương