Điều này phải kể đến sự nỗ lực không ngừng của những doanh nghiệp sữa trong nước, tiêu biểu là Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk). Từ cuộc cách mạng trắng được phát động vào năm 1991 với mục tiêu hướng đến việc chủ động nguồn nguyên liệu sữa tại thị trường nội địa, đến nay Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã sở hữu hệ thống trang trại trải dài khắp cả nước. Điều này đã mang đến sự đóng góp to lớn vào việc tự cung ứng nguồn nguyên liệu đầu, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm với giá thành hợp lý cho người tiêu dùng Việt Nam.
Thay đổi ngành sữa từ phát huy nội lực
Khi đất nước đang bước vào thời kỳ đổi mới, ngành sản xuất bị ảnh hưởng dẫn đến sự thiếu thốn lương thực. Nhận thấy những khó khăn của đất nước, Vinamilk là một trong những doanh nghiệp đầu tiên đặt dấu ấn trong sự phát triển của ngành sữa để đáp ứng một phần nhu cầu của người dân, đặc biệt là giúp khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em lúc bấy giờ. Thế nhưng nguồn nguyên liệu vẫn chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài, nên dù sản phẩm có giá cạnh tranh với hàng ngoại nhập, nhưng sự thiếu chủ động nguồn nguyên liệu đã đặt ra bài toán cho các doanh nghiệp sữa như Vinamilk phải tìm hướng đi mới để đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường.
Đầu thập niên 90, những máy móc hiện đại được Vinamilk đưa về Việt Nam để sản xuất sữa tươi tiệt trùng. Những trang trại bò sữa khắp cả nước cũng được Vinamilk lựa chọn, thu mua về để cải tạo và phát triển với mục tiêu tăng sự chủ động nguồn nguyên liệu trong nước.
Nhận thức được tầm quan trọng của vùng nguyên liệu, Vinamilk đã chủ động xây dựng và phát triển hệ thống trang trại bò sữa từ Bắc chí Nam giúp nâng tổng số đàn bò từ 3000 con năm 1991 lên 113.000 con năm 2015 và đến nay là 130.000 con.
Theo đó, doanh nghiệp cũng chủ động hơn về nguồn sữa tươi nguyên liệu, góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành chăn nuôi bò và sản xuất sữa tại Việt Nam. |
Dù Vinamilk đã được xem là thương hiệu Sữa được người tiêu dùng tin chọn hàng đầu Việt Nam, chiến lược này vẫn tiếp tục được doanh nghiệp tập trung phát triển. Ngoài việc nhập khẩu trực tiếp những cô bò thuần chủng chất lượng cao từ Mỹ, Úc, New Zealand... Vinamilk cũng đẩy mạnh đầu tư vào hệ thống trang trại với quy mô lớn mang chất lượng chuẩn quốc tế. Với sự phát triển này, theo kế hoạch đến năm 2020 Vinamilk có thể chủ động được nguồn sữa tươi nguyên liệu dù thị trường sữa thế giới và ngay cả tỷ giá ngoại tệ có biến động như thế nào.
Làm chủ cuộc chơi đầy rủi ro
Vinamilk với vị thế doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành sữa với hơn 55% thị phần sữa nước. Để làm được điều đó không phải là câu chuyện đơn giản bởi đầu tư trang trại bò sữa đòi hỏi nguồn vốn lớn, thời gian đầu tư cải tạo lâu. Trong khi đó, những rủi ro về chăn nuôi, thị trường, lãi suất... luôn là thách thức thường trực cho doanh nghiệp.
Việc ngành sữa ngày càng phát triển đã mở ra nhiều cơ hội, nhưng đồng thời cũng là thách thức cho doanh nghiệp nhằm sản xuất được các sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng khắt khe hơn.
Đến nay, Vinamilk có 12 trang trại trải dài khắp cả nước với trang thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ cao nhằm mang đến sự chăm sóc tốt nhất cho những cô bò, như: hệ thống mái che cách nhiệt, nệm cao su, vòng đeo cổ gắn chip điện tử để theo dõi sức khỏe con bò, hệ thống vắt sữa thông minh, tự động... Với việc tuân thủ tốt các tiêu chuẩn quốc tế, các trang trại của Vinamilk luôn đảm bảo đạt chuẩn Thực Hành Nông Nghiệp Tốt Toàn cầu (Global G.A.P.)... và được tổ chức Bureau Veritas xác nhận là Hệ thống trang trại chuẩn Global G.A.P. lớn nhất châu Á về số lượng trang trại.
Dù là cuộc chơi đầy thách thức cho doanh nghiệp, nhưng với sự đầu tư bài bản & chủ động ứng dụng công nghệ cao, thì doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng biến những thách thức đó thành những cơ hội để tạo ra những sự phát triển vượt bậc. Và thực tế sự phát triển bền vững của Vinamilk đã chứng minh ngành chăn nuôi bò sữa dù không phải là thế mạnh của một đất nước nhiệt đới như Việt Nam, nhưng doanh nghiệp vẫn có thể tạo ra những cột mốc phát triển mạnh mẽ nhờ vào những bước đi chắc chắn trong việc đầu tư và ứng dụng công nghệ hiện đại vào công đoạn chăn nuôi sản xuất.
Lệ Thanh