{keywords}

Theo đó, Tập đoàn Viettel được cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng cố định vệ tinh số 493/GP-CVT ngày 30/12/2021 của Cục trưởng Cục Viễn thông cấp ngày 30 tháng 12 năm 2021, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 12 năm 2021, có giá trị 15 năm (đến ngày 30 tháng 12 năm 2036) và giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng cố định vệ tinh số 494/GP-CVT ngày 30/12/2021 của Cục trưởng Cục Viễn thông cấp ngày 30 tháng 12 năm 2021, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 12 năm 2021, có giá trị 10 năm (đến ngày 30 tháng 12 năm 2031).

Giấy phép nêu rõ doanh nghiệp được thiết lập mạng viễn thông cố định vệ tinh và cung cấp dịch vụ viễn thông cố định vệ tinh, loại hình dịch vụ kênh thuê riêng trên phạm vi toàn quốc.

Hệ thống mạng truyền dẫn theo công nghệ vệ tinh của Viettel đã được triển khai thiết lập từ năm 2016 với hệ thống thiết bị trạm Hub vệ tinh Viettelsat-1 tại Sơn Tây, Hà Nội và các trạm VSAT Remote được lắp đặt, triển khai rải rác trên toàn quốc, tập trung chủ yếu ở khu vực biển đảo, vùng núi biên giới… để cung cấp dịch vụ kênh thuê riêng cho các trạm thu phát sóng di động và khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ kênh thuê riêng tại các vị trí không hạ tầng cáp quang, viba. Với hạ tầng 05 mạng đường trục trong nước sử dụng công nghệ DWDM; Mạng kết nối quốc tế sở hữu 05 hướng kết nối (02 hướng kết nối đất liền, 03 hướng kết nối cáp quang biển); Mạng liên tỉnh, sử dụng công nghệ DWDM 100G/200/400G tại 63/63 tỉnh, thành phố và công nghệ DWDM 100G/200G tại mức huyện, công nghệ IP/MPLS đến tận xã với dung lượng hỗ trợ tối đa 100Gb, Tập đoàn Viettel đang sở hữu số km cáp quang trên toàn mạng tương đương gần 400 nghìn km, đưa cáp quang đến tận xã trên toàn quốc với tỷ lệ quang hóa xã đạt gần 100%. Hệ thống mạng truyền dẫn theo công nghệ vệ tinh đã góp phần phủ sóng các dịch vụ viễn thông đến các khu vực không thể triển khai cáp quang/viba để đảm bảo cung cấp các dịch vụ viễn thông, viễn thông công ích tại các vùng sâu, vùng xa, biển đảo cũng như góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng.

Phương Dung