Trong cuốn sách của mình, khi phân tích về 5 nhân tố chiến lược tác động đến quá trình chuyển đổi số, David L. Rogers - Giám đốc chương trình Executive Education, Trường kinh doanh Columbia (Mỹ) đã lấy tiêu đề của cuốn sách nổi tiếng “Chỉ những kẻ hoang tưởng mới sống sót” để nhấn mạnh yếu tố thứ 5: tuyên bố giá trị.
Trước đây, tuyên bố giá trị được định hình bởi ngành công nghiệp mà họ kinh doanh; giờ đây, nó được định nghĩa bởi các nhu cầu thay đổi của khách hàng. Cũng vì thế, không một doanh nghiệp nào có thể tự mãn với thành công. Họ luôn bị ám ảnh bởi những kẻ thách thức đến từ lĩnh vực khác, và “Chỉ có những kẻ hoang tưởng mới sống sót”.
Đối với một doanh nghiệp tuyên bố dốc toàn lực cho chuyển đổi số, “nếu không làm thì sẽ chết” như phát biểu của ông Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch Tập đoàn Viettel thì câu chuyện diễn ra như thế nào?
Chỉ cách đây 1 năm, nếu có ai dám khẳng định rằng một công ty Việt Nam sẽ kinh doanh ví điện tử thành công tại Burundi – một trong 10 quốc gia có GDP đầu người thấp nhất thế giới, người đó có thể bị coi là hoang tưởng. Chẳng có ai tin là Tập đoàn Viettel với thương hiệu Lumitel lại có thể kinh doanh một dịch vụ 4.0 có lãi ở Burundi (châu Phi). Phát triển một sản phẩm fintech như ví điện tử ở quốc gia có trình độ phát triển cao hơn, hạ tầng viễn thông tốt hơn như Việt Nam còn cực khó, nói gì đến Burundi.
Thế nhưng, chỉ sau hơn 2 năm kinh doanh, ví điện tử của Lumitel đã vươn lên vị trí số 1 về người dùng với hơn 1,4 triệu, đứng số 1 về kênh phân phối (16.793 đại lý). Đặc biệt, kể từ đầu năm 2019, dịch vụ ví điện tử của Lumitel đã có lãi – điều vô cùng khó tin với một dịch vụ fintech ở Burundi – thị trường quốc tế nghèo nhất của Tập đoàn Viettel.
Tuyên bố về giá trị trong chuyển đổi số tại Burundi của Tập đoàn Viettel diễn ra đúng với tựa sách của Andy Grove, cựu CEO huyền thoại của Intel: “Chỉ những kẻ hoang tưởng mới sống sót”.
Và điều hoang tưởng không chỉ đến từ thị trường quốc tế. Tại Việt Nam, công ty thành viên vốn bị coi là “0.4 nhất Tập đoàn Viettel” – Viettel Post đã chuyển đổi số thành công để trở thành một công ty công nghệ.
Vốn chủ yếu sử dụng lao động chân tay và các phương thức vận hành thủ công, Viettel Post trở thành công ty đầu tiên ở Việt Nam xây dựng thành công ứng dụng chuyển phát trên smartphone, giúp thay đổi lớn trải nghiệm dịch vụ của khách hàng. Trước đó, chỉ có những công ty thuần công nghệ mới tạo ra ứng dụng như vậy.
Thế nhưng, không giống như cách phát triển một sản phẩm công nghệ truyền thống, ứng dụng của Viettel Post được xây dựng đúng với nguyên tắc chiến lược của một công ty chuyển đổi số: thiết kế theo đúng yêu cầu từ khách hàng và tạo ra dòng giá trị 2 chiều (cho cả khách hàng và công ty). Ứng dụng này giúp Viettel Post có tốc độ tạo đơn hàng tăng gấp 3 lần, thời gian xử lý yêu cầu khách hàng giảm từ 240 giây xuống còn 8 giây…. Ứng dụng này hiện có gần 1 triệu người dùng, với hơn 330.900 người sử dụng hàng tháng.
Một nhân tố khác trong 5 yếu tố quan trọng của quá trình chuyển đổi số là đổi mới sáng tạo với đặc điểm là thử nghiệm nhanh và liên tục. Ở Viettel, câu chuyện thử nghiệm mới về mobile marketing cả ở Việt Nam (ViettelPay) và quốc tế (Mytel) là ví dụ điển hình.
Bắt đầu với chương trình lắc điện thoại trúng thưởng rất thành công vào dịp Tết Nguyên đán của ViettelPay, Mytel (thương hiệu của Viettel tại Myanmar) thực hiện nhiều thay đổi nhỏ cho phù hợp nhu cầu người dân địa phương. Họ thực hiện chiến dịch “Shake the amazing” tại xứ chùa vàng vào dịp khai trương. Kết quả của thử nghiệm kế tiếp này là một thành công không ai ngờ tới.
“Shake the amazing” tạo ra một cơn sốt điên cuồng về lắc điện thoại trên khắp Myanmar. Chỉ cần tải app My Mytel trên điện thoại và lắc là bạn sẽ trúng thưởng, lần lắc nào cũng trúng. Chương trình có tổng cộng hàng trăm triệu giải thưởng là SMS, phút gọi, data miễn phí, thậm chí cả giải thưởng lớn như iPhone X, xe ô tô…. Lúc cao điểm, “Shake the amazing” có tới hơn 6 triệu lượt lắc/ngày– một con số cực kỳ khó tin với mạng di động vừa ra mắt.
Câu chuyện về chuyển đổi số ở Viettel còn có điểm tương đồng với sự thay đổi của Bách khoa toàn thư Britannica. Ở Việt Nam hay nhiều thị trường quốc tế của Viettel, cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0, sự lên ngôi của các OTT như Youtube, Whatsapp, Facebook, Viber, Zalo… đang đe dọa doanh thu của nhà mạng. Thế nhưng, thay vì lo lắng về điều này, Viettel đã làm đúng điều mà một công ty chuyển đổi số cần làm với yếu tố khách hàng và cạnh tranh: tập trung vào nhu cầu đang thay đổi, hợp tác để tạo ra giá trị mới.
Tại Việt Nam, nhờ việc đầu tư rất mạnh cho hạ tầng 4G, xây dựng nhiều gói cước data tốc độ cao ngắn ngày (1-3-7 ngày) chi phí thấp và cả những gói cước kết hợp với chính đối thủ phi truyền thống như Youtube, Facebook…, Viettel Telecom đã tạo ra tăng trưởng doanh thu trong bối cảnh thị trường viễn thông đi ngang.
Còn tại Peru, nhờ tạo ra gói cước Ti5, Bitel (thương hiệu của Viettel tại đây) đã đánh trúng vào nhu cầu dùng data tốc độ cao và thoại không giới hạn của khách hàng. Với sự phát triển của cách mạng 4.0, nhu cầu này tăng rất mạnh vì việc sử dụng Youtube, Whatsapp, Facebook, Viber… nhưng các nhà mạng lớn ở Peru lại bỏ qua và chỉ cung cấp cho khách hàng giàu.
Cộng với việc đầu tư mạnh cho hạ tầng 4G (Bitel có hạ tầng 4G lớn nhất), Ti5 đã giúp Bitel vượt lên giành thêm 1% thị phần trong 9 tháng đầu năm 2019 và giành luôn vị trí “gói cước quốc dân” về data tốc độ cao ở Peru.
Trong những nhân tố tạo ra quá trình chuyển đổi số thành công của doanh nghiệp, cái mà nhiều người ít nói tới là dữ liệu. Trước đây, dữ liệu được hầu hết doanh nghiệp thu thập nhưng không được quan tâm và sử dụng đúng cách để phục vụ khách hàng. Thế nhưng, trong thời đại chuyển đổi số “đó chính là tài sản lớn nhất” – ông Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel nhận xét.
Nhờ có đầu tư cho số hóa và dữ liệu khách hàng, Viettel tạo ra một chương trình chăm sóc khách hàng được tự động hóa 100% là Viettel++, đưa 100% người dùng vào danh sách chăm sóc, ưu đãi thường xuyên. Đây là điều Viettel không thể thực hiện nếu làm thủ công và cũng không thể tiến hành tốt nếu thiếu sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo (AI).
Và cũng với sự hỗ trợ của AI trên nền dữ liệu của Viettel Post, khách hàng sử dụng ứng dụng chuyển phát sẽ có trải nghiệm hoàn toàn khác so với dịch vụ mà họ từng dùng: sự thân thiện, minh bạch và thuận tiện ở khắp mọi nơi.
Theo nghiên cứu của David L. Rogers được phân tích trong cuốn “Cải tổ doanh nghiệp trong thời đại số”, việc cải tổ doanh nghiệp trong thời đại số không phải là vấn đề về công nghệ mà là chiến lược và cách tư duy mới. Tại Viettel, chuyển đổi số được hiểu một cách đơn giản là “phải thoát khỏi mô hình của nhà điều hành viễn thông truyền thống” với việc số hóa quản trị nội bộ và tạo ra các mô hình kinh doanh mới.
Và như ông Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel nhấn mạnh: “Khi phát hiện ra xu hướng mới rồi thì quyết nhanh và phải làm bằng được. Ông nào không quyết tâm thì đứng qua một bên”.
Trong cuốn sách của mình, khi phân tích về 5 nhân tố chiến lược tác động đến quá trình chuyển đổi số, David L. Rogers - Giám đốc chương trình Executive Education, Trường kinh doanh Columbia (Mỹ) đã lấy tiêu đề của cuốn sách nổi tiếng “Chỉ những kẻ hoang tưởng mới sống sót” để nhấn mạnh yếu tố thứ 5: tuyên bố giá trị.
Trước đây, tuyên bố giá trị được định hình bởi ngành công nghiệp mà họ kinh doanh; giờ đây, nó được định nghĩa bởi các nhu cầu thay đổi của khách hàng. Cũng vì thế, không một doanh nghiệp nào có thể tự mãn với thành công. Họ luôn bị ám ảnh bởi những kẻ thách thức đến từ lĩnh vực khác, và “Chỉ có những kẻ hoang tưởng mới sống sót”.
Đối với một doanh nghiệp tuyên bố dốc toàn lực cho chuyển đổi số, “nếu không làm thì sẽ chết” như phát biểu của ông Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch Tập đoàn Viettel thì câu chuyện diễn ra như thế nào?
Chỉ cách đây 1 năm, nếu có ai dám khẳng định rằng một công ty Việt Nam sẽ kinh doanh ví điện tử thành công tại Burundi – một trong 10 quốc gia có GDP đầu người thấp nhất thế giới, người đó có thể bị coi là hoang tưởng. Chẳng có ai tin là Tập đoàn Viettel với thương hiệu Lumitel lại có thể kinh doanh một dịch vụ 4.0 có lãi ở Burundi (châu Phi). Phát triển một sản phẩm fintech như ví điện tử ở quốc gia có trình độ phát triển cao hơn, hạ tầng viễn thông tốt hơn như Việt Nam còn cực khó, nói gì đến Burundi.
Thế nhưng, chỉ sau hơn 2 năm kinh doanh, ví điện tử của Lumitel đã vươn lên vị trí số 1 về người dùng với hơn 1,4 triệu, đứng số 1 về kênh phân phối (16.793 đại lý). Đặc biệt, kể từ đầu năm 2019, dịch vụ ví điện tử của Lumitel đã có lãi – điều vô cùng khó tin với một dịch vụ fintech ở Burundi – thị trường quốc tế nghèo nhất của Tập đoàn Viettel.
Tuyên bố về giá trị trong chuyển đổi số tại Burundi của Tập đoàn Viettel diễn ra đúng với tựa sách của Andy Grove, cựu CEO huyền thoại của Intel: “Chỉ những kẻ hoang tưởng mới sống sót”.
Và điều hoang tưởng không chỉ đến từ thị trường quốc tế. Tại Việt Nam, công ty thành viên vốn bị coi là “0.4 nhất Tập đoàn Viettel” – Viettel Post đã chuyển đổi số thành công để trở thành một công ty công nghệ.
Vốn chủ yếu sử dụng lao động chân tay và các phương thức vận hành thủ công, Viettel Post trở thành công ty đầu tiên ở Việt Nam xây dựng thành công ứng dụng chuyển phát trên smartphone, giúp thay đổi lớn trải nghiệm dịch vụ của khách hàng. Trước đó, chỉ có những công ty thuần công nghệ mới tạo ra ứng dụng như vậy.
Thế nhưng, không giống như cách phát triển một sản phẩm công nghệ truyền thống, ứng dụng của Viettel Post được xây dựng đúng với nguyên tắc chiến lược của một công ty chuyển đổi số: thiết kế theo đúng yêu cầu từ khách hàng và tạo ra dòng giá trị 2 chiều (cho cả khách hàng và công ty). Ứng dụng này giúp Viettel Post có tốc độ tạo đơn hàng tăng gấp 3 lần, thời gian xử lý yêu cầu khách hàng giảm từ 240 giây xuống còn 8 giây…. Ứng dụng này hiện có gần 1 triệu người dùng, với hơn 330.900 người sử dụng hàng tháng.
Một nhân tố khác trong 5 yếu tố quan trọng của quá trình chuyển đổi số là đổi mới sáng tạo với đặc điểm là thử nghiệm nhanh và liên tục. Ở Viettel, câu chuyện thử nghiệm mới về mobile marketing cả ở Việt Nam (ViettelPay) và quốc tế (Mytel) là ví dụ điển hình.
Bắt đầu với chương trình lắc điện thoại trúng thưởng rất thành công vào dịp Tết Nguyên đán của ViettelPay, Mytel (thương hiệu của Viettel tại Myanmar) thực hiện nhiều thay đổi nhỏ cho phù hợp nhu cầu người dân địa phương. Họ thực hiện chiến dịch “Shake the amazing” tại xứ chùa vàng vào dịp khai trương. Kết quả của thử nghiệm kế tiếp này là một thành công không ai ngờ tới.
“Shake the amazing” tạo ra một cơn sốt điên cuồng về lắc điện thoại trên khắp Myanmar. Chỉ cần tải app My Mytel trên điện thoại và lắc là bạn sẽ trúng thưởng, lần lắc nào cũng trúng. Chương trình có tổng cộng hàng trăm triệu giải thưởng là SMS, phút gọi, data miễn phí, thậm chí cả giải thưởng lớn như iPhone X, xe ô tô…. Lúc cao điểm, “Shake the amazing” có tới hơn 6 triệu lượt lắc/ngày– một con số cực kỳ khó tin với mạng di động vừa ra mắt.
Câu chuyện về chuyển đổi số ở Viettel còn có điểm tương đồng với sự thay đổi của Bách khoa toàn thư Britannica. Ở Việt Nam hay nhiều thị trường quốc tế của Viettel, cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0, sự lên ngôi của các OTT như Youtube, Whatsapp, Facebook, Viber, Zalo… đang đe dọa doanh thu của nhà mạng. Thế nhưng, thay vì lo lắng về điều này, Viettel đã làm đúng điều mà một công ty chuyển đổi số cần làm với yếu tố khách hàng và cạnh tranh: tập trung vào nhu cầu đang thay đổi, hợp tác để tạo ra giá trị mới.
Tại Việt Nam, nhờ việc đầu tư rất mạnh cho hạ tầng 4G, xây dựng nhiều gói cước data tốc độ cao ngắn ngày (1-3-7 ngày) chi phí thấp và cả những gói cước kết hợp với chính đối thủ phi truyền thống như Youtube, Facebook…, Viettel Telecom đã tạo ra tăng trưởng doanh thu trong bối cảnh thị trường viễn thông đi ngang.
Còn tại Peru, nhờ tạo ra gói cước Ti5, Bitel (thương hiệu của Viettel tại đây) đã đánh trúng vào nhu cầu dùng data tốc độ cao và thoại không giới hạn của khách hàng. Với sự phát triển của cách mạng 4.0, nhu cầu này tăng rất mạnh vì việc sử dụng Youtube, Whatsapp, Facebook, Viber… nhưng các nhà mạng lớn ở Peru lại bỏ qua và chỉ cung cấp cho khách hàng giàu.
Cộng với việc đầu tư mạnh cho hạ tầng 4G (Bitel có hạ tầng 4G lớn nhất), Ti5 đã giúp Bitel vượt lên giành thêm 1% thị phần trong 9 tháng đầu năm 2019 và giành luôn vị trí “gói cước quốc dân” về data tốc độ cao ở Peru.
Trong những nhân tố tạo ra quá trình chuyển đổi số thành công của doanh nghiệp, cái mà nhiều người ít nói tới là dữ liệu. Trước đây, dữ liệu được hầu hết doanh nghiệp thu thập nhưng không được quan tâm và sử dụng đúng cách để phục vụ khách hàng. Thế nhưng, trong thời đại chuyển đổi số “đó chính là tài sản lớn nhất” – ông Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel nhận xét.
Nhờ có đầu tư cho số hóa và dữ liệu khách hàng, Viettel tạo ra một chương trình chăm sóc khách hàng được tự động hóa 100% là Viettel++, đưa 100% người dùng vào danh sách chăm sóc, ưu đãi thường xuyên. Đây là điều Viettel không thể thực hiện nếu làm thủ công và cũng không thể tiến hành tốt nếu thiếu sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo (AI).
Và cũng với sự hỗ trợ của AI trên nền dữ liệu của Viettel Post, khách hàng sử dụng ứng dụng chuyển phát sẽ có trải nghiệm hoàn toàn khác so với dịch vụ mà họ từng dùng: sự thân thiện, minh bạch và thuận tiện ở khắp mọi nơi.
Theo nghiên cứu của David L. Rogers được phân tích trong cuốn “Cải tổ doanh nghiệp trong thời đại số”, việc cải tổ doanh nghiệp trong thời đại số không phải là vấn đề về công nghệ mà là chiến lược và cách tư duy mới. Tại Viettel, chuyển đổi số được hiểu một cách đơn giản là “phải thoát khỏi mô hình của nhà điều hành viễn thông truyền thống” với việc số hóa quản trị nội bộ và tạo ra các mô hình kinh doanh mới.
Và như ông Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel nhấn mạnh: “Khi phát hiện ra xu hướng mới rồi thì quyết nhanh và phải làm bằng được. Ông nào không quyết tâm thì đứng qua một bên”.