Việt Nam vẫn sẽ nghèo cho dù có thêm nhiều người giàu "nứt đổ đổ vách".

Kỳ 1: Các nước đã thoát nghèo, bỏ Việt Nam ở lại

Bản tính người Việt không thích phiêu lưu, mạo hiểm để có thể đóng tàu đưa hàng vượt biển như người Nhật Bản. Chúng ta cũng không có đủ độ nhạy bén trên thương trường của người Trung Hoa. Trong bối cảnh đa phần còn ngu ngơ về thị trường thương mại cũng như không có khả năng tự bảo vệ trong các tranh chấp ngoại thương, dân ta đã chọn cho mình một loại nghề mà họ ít nhiều có chút kinh nghiệm –  buôn tiền, vồn có nguồn gốc từ nghề cho vay nặng lãi.

Sẽ thật là quá tốt nếu nhờ việc buôn tiền này mà những đồng vốn có thể đến được với những nhà sản xuất hay cung cấp dịch vụ có nhu cầu mở rộng kinh doanh. Tiền chỉ thực sự đẻ ra tiền khi nó được sử dụng để làm ra nhiều sản phẩm hơn cho nền kinh tế.

Tuy nhiên nguyên tắc này không phải lúc nào cũng được các thương nhân Việt lắng nghe nghiêm túc. Niềm tin có thật về tiền có thể đẻ ra tiền và đẻ nhiều hay ít không phụ thuộc vào sức khỏe của nền kinh tế vĩ mô mà là vào khả năng huy động vốn và lời hứa của người gom tiền đã khiến cho một lượng vốn không nhỏ bị đọng lại ở những chiếc phantom đắt tiền chạy trên những con phố bụi bặm, thay vì được đầu tư cho xuất khẩu hàng nông sản.

Đối với nhiều người, tài chính, bản thân nó đã thấy có mùi tiền và sự sang chảnh trong đó. Có mấy ai chịu hiểu rằng sự sang chảnh mà họ có đó (ngồi phòng lạnh, đi xe Lexus…) phụ thuộc phần nhiều vào việc người nông dân trồng được bao nhiều tấn gạo, café, hồ tiêu; người công nhân sản xuất ra bao nhiêu tấn xi măng, bao nhiêu đôi giày, may được bao nhiêu cái áo; cũng như có bao nhiêu khu vui chơi, giải trí được xây dựng và vận hành,...

{keywords}

Tòa nhà Keangnam Hà Nội. Ảnh: VEF

Trong danh sách thống kê về xuất khẩu sản phẩm công nghiệp hàng năm, có thế thấy phần lớn sản phẩm mới là “made in Việt Nam”, rất ít hàng “made by Vietnamese”. Tại sao từ lâu, người Việt đã biết rõ tầm quan trọng của công nghiệp đến sự thịnh vượng và hùng cường của quốc gia, nhưng đến tận bây giờ chúng ta vẫn chưa làm nổi một con ốc vít cho đủ chuẩn?

Hai chữ  “giá như” rất hay được dân ta dùng để nói về các cơ hội bị bỏ lỡ của đất nước. “Giá như nhà Nguyễn chịu lắng nghe và làm theo Nguyễn Trường Tộ để canh tân đất nước, phát triển công nghiệp thì vị trí số 1 châu Á ngày nay chắc hẳn …  giá như, và giá như…

Không phải tại tôi, lỗi là do người khác! Không phải tôi kém mà vì họ không biết dùng người. Đổ lỗi cho người khác khiến chúng ta không thể lớn lên được.

Jame Watt sáng tạo ra máy hơi nước trước rồi mới được biết đến và phổ biến rộng rãi, Thomas Edison miệt mài bỏ thời gian và  công sức thử nghiệm các loại vật liệu khác nhau để cuối cùng tìm ra Wolfram làm dây tóc bóng đèn. Những thành tựu kỹ nghệ của Tây phương hầu hết có được đều dựa vào các nỗ lực cá nhân hoặc một nhóm người trước khi chúng được nhà nước biết đến, thừa nhận và ứng dụng rộng rãi.

Đồng ý rằng các thể chế của Tây phương dung hợp hơn, cởi mở hơn, nhưng đó không phải yếu tố tiên quyết khiến cho nền công nghiệp và  khoa học kỹ thuật của họ tiến bộ như ngày nay. Ai dám khẳng định rằng vua Tự Đức sẽ vẫn không nghe và từ chối thử nghiệm công nghệ tây phương và hiện đại hóa nếu khi ấy ngài tận mắt nhìn thấy một mô hình “bóng đèn cháy ngược” trong tay Nguyễn Trường Tộ chứ không phải chỉ được nghe nói và kể lại!

Gạt qua các bất cập về thế chế, có lẽ trong nhiều nguyên nhân khiến Việt Nam đang có một nền công nghiệp gần như zero về mọi thứ, đó là tính sùng ngoại đến mê muội của mọi người.

Có lẽ trong tương lai Việt Nam vẫn sẽ nghèo cho dù có thêm nhiều người giàu “nứt đố đổ vách”. Cũng giống như bài học thất bại của Ireland vào năm 2008.

Nhưng bên cạnh việc tạo ra những tòa nhà, to lớn, đẹp đẽ cùng nhiều thứ mới mẻ khác, cái lớn hơn mà nhiều tập đoàn lớn cùng cộng sự đang tạo ra trên đất nước này đó chính là niềm tin – rằng chúng ta có thể làm được những thứ lớn lao hơn nhiều nếu biết chọn cho mình một hướng đi phù hợp, tận dụng được các cơ hội và một không gian để mình có thể phát triển và lớn mạnh hơn.

Cơn sốt Pokemon Go trên khắp hành tinh, sự thành công của Flappy Bird hay thắng thế của  Zalo trên sân nhà đang đem lại nhiều hy vọng hơn cho người Việt. Trong IT (CNTT), chúng ta tuy chưa phải hàng đầu, nhưng không hề ngờ nghệch.

Có chăng Việt Nam đang cần một ít tự tin, quyết tâm chút nứa, và trên hết là tinh thần sáng tạo – thứ không phải  không có, nhưng luôn bị kìm hãm bởi chính chúng ta.

Trần Văn Tuấn