AAG.jpg
Bên cạnh AAG và Liên Á, dự kiến đến năm 2014, Việt Nam sẽ có thêm tuyến cáp quang biển thứ 3.

>> Đứt cáp AAG: Internet Việt Nam ít bị ảnh hưởng hơn năm 2011 / Ngày 12/1 mới khắc phục xong sự cố đứt cáp AAG / Đứt cáp Liên Á: Viettel, VNPT và FPT không bị ảnh hưởng

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) làm đầu mối thực hiện dự án; tiếp thu ý kiến góp ý và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan thực hiện nghiêm quy định của pháp luật và giải quyết thỏa đáng những vấn đề đặt ra từ việc đầu tư dự án.

Trường hợp có sự thay đổi các bên tham gia dự án đầu tư hoặc không góp đủ vốn theo cam kết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

APG (Asia-Pacific Gateway) là tuyến cáp quang sẽ kết nối trực tiếp với các nền kinh tế lớn trong khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, HongKong,… và là một tuyến dự phòng trọng yếu cho các kênh quốc tế đang hoạt động hiện nay như IA, AAG,… Tham gia vào đầu tư dự án này là các hãng viễn thông hàng đầu châu Á. APG là tuyến cáp quang biển có tổng chiều dài 8.000 km, chạy từ Hàn Quốc cho tới Malaysia với băng thông ban đầu là 4Tbps. Dự kiến tuyến cáp quang biển này sẽ được đưa vào khai thác năm 2014.

Một số ý kiến cho rằng, Việt Nam có thêm tuyến cáp quang biển là hết sức cần thiết khi trong năm 2011-2012, tuyến cáp quang biển AAG đã ít nhất 6 lần xảy ra sự cố hoặc phải bảo dưỡng làm ảnh hưởng đến tốc độ đường truyền Internet của người sử dụng.

Tuyến cáp biển quốc tế còn lại của Việt Nam là tuyến Liên Á (IA) cũng 2 lần gặp phải sự cố đứt cáp gây ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ truy cập Internet.