Với số liệu trên, ngành CNHT Việt Nam đã có sự tăng trưởng vượt bậc về số lượng các DN so với trước đây. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa chứng minh được về chất với mục tiêu trở thành vệ tinh cho các Tập đoàn đa quốc gia.
Đến năm 2020, Việt Nam có khoảng 1.000 doanh nghiệp CNHT đủ năng lực cung ứng cho các doanh nghiệp lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam. Ảnh minh họa. |
Nhìn lại các mục tiêu lớn về phát triển DN CNHT, có thể thấy, theo Quyết định số 9028/QĐ-BCT phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển CNHT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (ban hành năm 2014), Bộ Công Thương đặt mục tiêu: Đến năm 2020, Việt Nam có khoảng 1.000 doanh nghiệp CNHT đủ năng lực cung ứng cho các doanh nghiệp lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam; đồng thời cơ bản trở thành nước công nghiệp, với sản phẩm CNHT có khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng được 45% nhu cầu thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng trong nội địa và xuất khẩu 25% giá trị sản xuất công nghiệp.
Phấn đấu đến năm 2030, đạt khoảng 2.000 doanh nghiệp và các sản phẩm CNHT đáp ứng được 70% nhu cầu cho sản xuất, tiêu dùng trong nội địa.
Bộ Công Thương cũng đặt mục tiêu cho giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030, tập trung phát triển CNHT thuộc ba lĩnh vực chủ yếu: Linh kiện phụ tùng; lĩnh vực CNHT ngành dệt may - da giày và lĩnh vực CNHT cho công nghiệp công nghệ cao.
Để đạt được mục tiêu đó, Bộ Công Thương đã xây dựng chính sách đặc thù để thúc đẩy sự phát triển của các ngành CNHT, tạo nền tảng cơ bản cho công nghiệp hóa theo hướng hiện đại và bền vững.
Đồng thời, bố trí nguồn lực triển khai thực hiện chính sách phát triển công nghiệp và CNHT, như: Khuyến khích các địa phương xây dựng chính sách, chương trình phát triển CNHT riêng, đầu tư các nguồn lực trên địa bàn trên cơ sở căn cứ các quy định của pháp luật và bảo đảm phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương đó; xây dựng các gói tín dụng ưu đãi cho phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên và CNHT…
Bên cạnh đó, Bộ cũng ưu tiêu phát triển các ngành công nghiệp hạ nguồn (các ngành sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh) có vai trò quan trọng trong việc phát triển CNHT, cũng như thu hút các tập đoàn đa quốc gia đầu tư các dự án quy mô lớn tại Việt Nam. Bằng cách thúc đẩy các ngành sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh, thị trường cho CNHT trong nước sẽ được duy trì và mở rộng, tạo tiền đề để các doanh nghiệp CNHT trở thành nhà cung cấp, tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp sản phẩm cuối cùng… Đặc biệt, nâng cao năng lực doanh nghiệp CNHT trong triển khai hiệu quả Chương trình phát triển CNHT, thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp, phát triển khoa học và công nghệ cũng như phát triển nguồn nhân lực CNHT.
Bộ Công Thương cho biết, sẽ đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn vay và quỹ phát triển, chính sách thuế cũng như trong công tác xử lý môi trường, đặc biệt trong các lĩnh vực dệt may và da - giày.
Thu Mai
Cơ hội vàng cho các doanh nghiệp phụ trợ
Tham gia hội chợ, triển lãm quốc tế được xem là một trong những hoạt động xúc tiến thương mại tối ưu đối với ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT).